Nói đến con người là phải nói đến các mối quan hệ xã hội vì con người là tổng hòa các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội diễn ra trong hiện tại và cả trong quá khứ. Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng và giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ, ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, nhờ có ngôn ngữ con người mới xích lại gần nhau, dùng ngôn ngữ để giao tiếp với nhau, dùng ngôn ngữ để truyền đạt và tiếp nhận kiến thức. Có thể nói, nếu không có ngôn ngữ thì xã hội loài người sẽ không tồn tại. Vậy làm sao để con người chúng ta chuẩn về ngôn ngữ giao tiếp, dùng ngôn ngữ để tiếp nhận kiến thức mới thì việc cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua kể truyện là rất cần thiết, vì phát triển ngôn ngữ thông qua kể truyện trẻ sẽ hiểu và nắm bắt nhanh hơn, trẻ được kể lại truyện qua các nhân vật và tình tiết của truyện trẻ sẽ hứng thú hơn, mạnh dạn tự tin trong khi kể, từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách rõ ràng mạch lạc.
Để gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Hmong, những năm gần đây trường Mầm non xã Nong U nói chung và bản Pá Ban nói riêng đã đưa những làn điệu múa của dân tộc Hmong vào trường mầm non. Từ đó, giúp các em thêm hiểu biết, trân trọng và tự hào về nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi tại trường mầm non mà trẻ hứng thú và hào hứng tham gia nhất. Đây là hoạt động mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh.
Dienbien.edu.vn - Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, với mục tiêu xóa bỏ các phòng học tạm, các đơn vị trường học tại huyện Điện Biên Đông đã được Nhà nước từng bước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị để đáp ứng nhu cầu dạy và học.
Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý giống nhau để giúp cha mẹ có thể giao tiếp tốt với trẻ. Khi hiểu rõ được những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non, cha mẹ sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy, định hướng và giúp trẻ phát triển đúng với từng giai đoạn.
Trong năm học 2020 - 2021, nhà trường đã phát động phong trào xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, xây dựng “Vườn rau sạch cho bé”. Lớp MGG 4-5 tuổ Dư O đã thực hiện cải tạo, chăm sóc trồng thêm các loại rau mới.
Việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế tiến trình dạy học các bài học hoặc chủ đề dạy học đảm bảo các yêu cầu về phương pháp dạy học, cách xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá chuỗi các hoạt động học theo sự định hướng phát triển năng lực người học là rất cần thiết đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay.
Tiếp tục tinh thần “chia sẻ yêu thương - nối vòng tay ấm”, Ngày 07 tháng 12 năm 2020. Trường Mầm non Nong U vinh dự được đón đoàn từ thiện Thiện nguyện sư thầy đến thăm và tặng quà và quần áo cho các cháu ở các điểm trường mầm non Nong U
PHONG TỤC GIÃ BÁNH GIÀY CỦA NGƯỜI DÂN TỘC MÔNG
Tết của người Mông đón tết sớm hơn Tết Nguyên đán một tháng. Trong ngày tết ngoài rượu, thịt, thì bánh giày là thứ không thể thiếu trong mỗi bữa ăn ngày tết, của mọi gia đình. Người Mông cũng chỉ giã bánh giày ăn trong dịp tết hay lễ hội bởi đây còn là loại bánh mang nghi thức cúng lễ, tâm linh không thể thiếu trên ban thờ của các gia đình người Mông mỗi dịp tết đến, xuân về.
Cứ mỗi buổi sáng đến trường, tất cả các bé lớp mẫu giáo bé Dư O lại háo hức đón chờ giờ thể dục sáng. Khi tiếng nhạc thể dục sáng vang lên, bé nào cũng hào hứng, reo hò và nhanh nhẹn chuẩn bị ra sân đế chuẩn bị cho buổi tập.
Các động tác tập, phát triển chung, hô hấp, tay, bụng, chân...được kết hợp cùng cô làm nên.
PHONG TỤC GIÃ BÁNH GIÀY CỦA NGƯỜI DÂN TỘC MÔNG
Tết của người Mông đón tết sớm hơn Tết Nguyên đán một tháng. Trong ngày tết ngoài rượu, thịt, thì bánh giày là thứ không thể thiếu trong mỗi bữa ăn ngày tết, của mọi gia đình. Người Mông cũng chỉ giã bánh giày ăn trong dịp tết hay lễ hội bởi đây còn là loại bánh mang nghi thức cúng lễ, tâm linh không thể thiếu trên ban thờ của các gia đình người Mông mỗi dịp tết đến, xuân về.
Thực đơn nhà trẻ + mẫu giáo từ 01/01 – 30/02 năm 2020 Trường Mầm Non Ánh Sao.