Giáo dục trẻ mầm non theo hướng trải nghiệm là phương thức sử dụng các hoạt động giáo dục trong đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để trẻ được tham dự hay tiếp xúc, tương tác trực tiếp, được chiêm nghiệm, tự lực tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân. Học qua trải nghiệm giúp trẻ có cơ hội và năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn qua các chủ đề đa dạng mang tính tích hợp, hoạt động của trẻ phong phú, hấp dẫn; trẻ được tiếp xúc, tương tác trực tiếp với đối tượng, tự khái quát thành hiểu biết riêng của mình.
Giáo dục hoạt động trải nghiệm đòi hỏi trẻ phải chủ động, độc lập, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đã có để thực hiện tốt các bài trải nghiệm mà cô yêu cầu.
Các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm rất đa dạng và mang tính tích hợp cao, với việc lựa chọn các chủ đề hấp dẫn và gần gũi với trẻ sẽ tạo môi trường cho trẻ được tự được trải nghiệm, qua đó phát triển hài hòa các mặt nhận thức, thể chất, tình cảm xã hội, ngôn ngữ đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
( Giờ trải nghiệm làm đèn lồng trung thu của lớp mẫu giáo ghép bản Pá Ban trường Mầm non Nong U)
Qua trải nghiệm trẻ được tích lũy, kiểm chứng, điều chỉnh và phản hồi thông qua những kiến thức va hiểu biết mới tiếp thu từ những trải nghiệm thực tế. Đó là quá trình trẻ được hành động, suy ngẫm, nhận xét, từ đó rút ra những những kết luận và vận dụng vào trong tình huống thực tế khác nhau. Thông qua hoạt động trải nghiệm trẻ được sử dụng các giác quab để tiếp xúc với sự vật, hiệ tượng trong thực tế tích lũy các kinh nghiệm. Từ đó khái quát thành hiểu biết theo cách riêng của trẻ, Trẻ được nhìn, sờ, giao tiếp tương ác cùng bạn bè và cô giáo, do đó có thể sáng tạo trong quá trình trải nghiệm.
Giáo dục trẻ theo hướng trải nghiệm là phương thức sử dụng các hoạt động giáo dục, trong đó cô giáo là người thiết kế, tổ chức , hướng dẫn trẻ các hoạt động giúp trẻ được tham dự hay tiếp xúc, tương tác trực tiếp, được chiêm nghiệm, tự lực tích lũy kiến thức, kỹ năng thái độ, tạo thành kinh nghiệm riêng cảu bản thân.
(Trẻ thích thú ngắm nhìn sản phẩm đèn lồng do trẻ làm ra)
Hoạt động học thường diễn ra trong thời gian ngắn nên có thể tiến hành các bước liên tục, nối tiếp nhau và việc thực hành vận dụng kinh nghiệm vào các hoạt động và sinh hoạt hằng ngày không có giới hạn về thời gian. Học qua trải nghiệm giúp tính tích cực của trẻ được phát huy ở các khâu của quá trình giáo dục, kinh nghiệm của trẻ được tích lũy, kiểm chứng, điều chỉnh và phản hồi thông qua hoạt động. Đây có thể nói là cách thức phù hợp giúp trẻ mầm non "học bằng chơi, chơi mà học" hiệu quả nhất, cần được áp dụng triệt để trong quá trình giáo dục trẻ ở trường mầm non ./.