Rửa tay trước khi ăn là một việc làm rất cần thiết. Đây là việc làm thường xuyên đã tạo thành nề nếp, thói quen cho trẻ và nói với trẻ về thói quen rửa tay, để trẻ hiểu rằng cái tay trong khi tiếp xúc với các vật bên ngoài đã mang vi khuẩn.
Những vi khuẩn này mắt thường không nhìn thấy được, không sờ thấy được. Nếu không rửa tay sạch sẽ, hai tay bị nhiễm vi khuẩn thì vi khuẩn này sẽ theo thức ăn “chui” vào bụng, trẻ sẽ bị đau bụng, giúp bé hiểu được sự quan trọng của việc rửa tay.
Các cô nên dạy trẻ cách rửa tay sao cho đúng theo quy trình 6 bước sau:
- Bước 1: Làm ướt tay bằng nước và xà phòng, chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 3 : Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.
- Bước 4 : Chà mặt ngoài các ngón tay này vào lòng bàn tay kia.
- Bước 5: Xoay ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 6: Xoay các đầu ngón tay của tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại,làm sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô.
Nên cho trẻ rửa tay bằng nước ấm dưới 30 độ. Đối với những trẻ nhỏ cô rửa tay giúp trẻ.
Sau khi rửa tay xong các cô nhắc trẻ ngồi vào bàn ăn đúng nơi quy định. Trẻ biết cách ngồi ăn ở bàn ngay ngắn, tự giác xúc cơm ăn. Khi trẻ vào bàn ăn phải ngồi ngay ngắn, không nghịch tránh bị đổ những đồ ăn trên bàn mà các cô đã chuẩn bị cho chúng mình. Khi ăn nhắc trẻ phải nhớ nhai thật kỹ rồi mới nuốt và trong khi ngồi ăn cơm trẻ phải nghiêm túc không được nói chuyện, đùa nghịch tránh hóc, sặc thức ăn sẽ rất nguy hiểm .Về việc vệ sinh cho trẻ trước khi ăn trong thời tiết giao mùa cho trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng. Đây là việc làm cần thiết thường xuyên đã tạo thành nề nếp, thói quen cho trẻ hằng ngày khi trẻ ở lớp.