Trường Mầm Non Nong U- Huyện Điện Biên Đông - Tỉnh Điện Biên

https://mnnongu.pgddienbiendong.edu.vn


Xây dựng môi trường tạo hứng thú cho trẻ chơi

Sáng tạo làm đồ dùng phát triển vận động cho trẻ, sử dụng đồ dùng trực quan là một giải pháp vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục. Đồ dùng trực quan đẹp hấp dẫn đa dạng phong phú sẽ làm cho hoạt động thêm sinh động khiến trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao. Hiểu được điều tôi luôn học hỏi các bạn đồng nghiệp và tìm tòi, sáng tạo thêm nhiều đồ dùng dụng cụ thể dục để tạo hứng thú cho trẻ tham gia tập luyện trong các giờ học phát triển vận động. Bên cạnh đó việc lựa chọn đồ dùng dụng cụ tập luyện cho trẻ rất quan trọng đây là việc làm thường xuyên mà tôi phải quan tâm.
Xây dựng môi trường tạo hứng thú cho trẻ chơi
Sáng tạo làm đồ dùng phát triển vận động cho trẻ, sử dụng đồ dùng trực quan là một giải pháp vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục. Đồ dùng trực quan đẹp hấp dẫn đa dạng phong phú sẽ làm cho hoạt động thêm sinh động khiến trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao. Hiểu được điều tôi luôn học hỏi các bạn đồng nghiệp và tìm tòi, sáng tạo thêm nhiều đồ dùng dụng cụ thể dục để tạo hứng thú cho trẻ tham gia tập luyện trong các giờ học phát triển vận động. Bên cạnh đó việc lựa chọn đồ dùng dụng cụ tập luyện cho trẻ rất quan trọng đây là việc làm thường xuyên mà tôi phải quan tâm. Hay khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản tôi có thể trang trí các đồ dùng học tập như cổng thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây hoa, thanh nhựa, ống hút hay hạt gỗ… có màu sắc hấp dẫn kích thích thu hút trẻ vào giờ hoạt động phát triển vận động để đạt kết quả cao. Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ do tôi tạo ra luôn tuân thủ nguyên tắc: Bền chắc, không sắc nhọn, không gây tai nạn cho trẻ, đẹp, dễ làm.
        Trong các trò chơi vận động tôi làm đồ dùng đồ chơi hướng dẫn trẻ sử dụng chơi có hứng thú và đạt kết quả cao.
          Ví dụ: Trẻ đội mũ chim để làm các chú chim đi kiếm mồi, khi đội mũ chim trẻ có cảm giác mình giống như những chú chim và thực hiện động tác của chú chim nhảy đi kiếm ăn thật ngộ nghĩnh và tự nhiên.
* Trang trí lớp học.
          Muốn trẻ thực hiện tốt các hoạt động giáo dục thì việc đầu tiên phải gây hứng thú cho trẻ khi tới lớp học, trẻ có yêu thích đến lớp thì trẻ mới có hứng thú tham gia các hoạt động khác. Vì thế, lớp học đẹp, môi trường học tập phong phú, gợi mở vừa để thoả mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ được chơi và hoạt động theo sở thích tích cực, độc lập, sáng tạo vận dụng những kỹ năng đã học vào các hoạt động khác, các tình huống trong quá trình hoạt động. Tôi nhận thấy, việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là vô cùng cần thiết.
          Sau khi nhận sự phân công của Ban giám hiệu, ngay từ đầu năm học, tôi đã  trang trí lớp theo các chủ đề đang học và đảm bảo: Không gian thực tế của lớp, an toàn, thẩm mỹ, các nhu cầu của trẻ. Tôi sắp xếp các góc chơi hợp lý và tận dụng tối đa diện tích phòng học để bố trí không gian tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ. Với mỗi chủ đề tôi luôn có sự thay đổi phù hợp, hướng dẫn trẻ tạo các sản phẩm trong hoạt động góc để cùng cô trang trí lớp.
Đối với các góc chơi của trẻ, tôi đã thiết kế và bố trí linh hoạt đảm bảo các yêu cầu quy định như: Đặt tên cho các góc chơi gần gũi dễ hiểu với trẻ (góc âm nhạc: Ca sĩ nhí; góc gia đình: Bé chơi với búp bê; góc văn học: Cùng bé kể chuyện, góc hoạt động với đồ vật, góc vận động, góc tạo hình: bé chơi với hình và màu), góc chơi động góc chơi tĩnh.
1 jp
          Các góc chơi của trẻ được tôi trang trí bằng các hình ảnh gần gũi trẻ rất dễ thương, sinh động và đẹp mắt. Hình ảnh ở các góc chơi luôn chứa đựng những nội dung học tập cụ thể.
Ở góc chơi vận động trẻ được phát triển vận động khi chơi với đồ dùng đồ chơi như bóng, vòng, đồ chơi bập bênh, cầu trượt hay chơi các trò chơi dân gian mang tính chất phát triển vận động tôi trang trí  góc đó bằng các hình ảnh vận động như: Bé chơi đá bóng, tung bóng, chui vòng, chơi bập bênh, chơi nu na nu nống…Góc hoạt động với đồ vật trẻ chơi xâu vòng, ghép hoa, xếp chồng, xếp cạnh các khối gỗ  nhằm phát triển các nhóm cơ của bàn tay, ngón tay. Tôi đã trang trí hình bé xâu vòng, bé xếp nhà…

          Hay ở góc Phân vai, trang trí hình ảnh: Bé tập làm bác sỹ, Bé vui bán hàng những hình ảnh trang trí đó rất gần gũi với trẻ giúp trẻ hoạt động một cách tích cực và hiệu quả. Đồ chơi gắn liền với các góc chơi và góp phần không nhỏ trong việc tạo cho môi trường lớp học đẹp, sáng tạo.
2 jp
          Ngoài ra lớp còn một số góc phụ khác như: Góc âm nhạc, trẻ được biểu diễn bằng các dụng cụ âm nhạc, trang phục có sắc màu sặc sỡ, giúp trẻ tự tin, mạnh dạn khi biểu diễn âm nhạc.
          Hơn nữa các góc được bố trí hợp lý, trang trí nhẹ nhàng và đều là những góc mở để cho trẻ hoạt động. Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý, đảm bảo an toàn cho trẻ.
          Đồ chơi tại các góc là những đồ chơi phù hợp với khả năng chơi của trẻ, đồ chơi phải thu hút và gây hứng thú cho trẻ khi chơi. Ngoài đồ chơi có sẵn thì tôi cùng các bậc phụ huynh đã tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn như: Vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cháo, bìa cát tông, chai nhựa…đã làm ra rất nhiều đồ chơi sáng tạo cho các góc, thu hút đối với trẻ khi tham gia các hoạt động.
4 jp

          Môi trường ngoài lớp học tôi đa phối hợp bố trí thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẻ hấp dẫn. Đồ chơi ngoài trời được bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ chơi, tập thể dục sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển vận động. Bên cạnh đó là việc trồng cây, chăm sóc cây cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động ngoài trời đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động này như chăm sóc cây, tưới cây, lau lá cây, nhặt lá cây… Từ đó giúp trẻ phát triển và nắm được các kiến thức kĩ năng theo yêu cầu của chương trình.
          Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết quả của hoạt động cao nhất. Khi tạo được môi trường thân thiện như vậy thì kết quả cho thấy các cháu rất thích đến lớp, thích tham gia sôi nổi hơn với các hoạt động không còn tình trạng trẻ khóc hoặc không muốn tham gia hoạt động như những buổi đầu đến lớp.
 
 

Tác giả bài viết: Hảng Thị Giông

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây