Trường Mầm Non Nong U- Huyện Điện Biên Đông - Tỉnh Điện Biên

https://mnnongu.pgddienbiendong.edu.vn


TỔ CHỨC BỮA ĂN CHO TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI TẠI ĐIỂM TRƯỜNG DƯ O

Một bữa ăn được sắp xếp khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng không những giúp cho trẻ có đủ năng lượng cho một ngày học tập và vui chơi mà nó còn được xem là “chiếc chìa khoá vàng” cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ. Ở trường mầm non bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý trong bữa ăn thì các cô giáo luôn chú trọng đến việc rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh trước khi ăn và cũng như rèn luyện kỹ năng tự phục vụ. Điều này góp phần rất quan trọng trong việc hình thành thói quen cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách sau này.
z5196285206384 a02584c6e7500c970ace3921edde93e2
Cách tổ chức bữa ăn cho trẻ góp phần làm trẻ hứng thú, ngon miệng với bữa ăn và dễ dàng ăn hết suất ăn của trẻ, bữa ăn cho trẻ được tổ chức như sau:
   - Chuẩn bị bữa ăn: (Thời gian chuẩn bị nên từ 5 – 10 phút)
      Giờ ăn được tiến hành trong khoảng 60 phút từ khâu chuẩn bị ăn đến khâu vệ sinh sau khi ăn.
       Chuẩn bị: bát, thìa, khăn, cốc cho từng trẻ ( mỗi bàn để thừa 2-3 thìa so với số lượng trẻ)
        Khăn mặt sạch, ẩm
        Đĩa, khăn ẩm
        Một khăn lau bàn để gần nơi ăn
        Sau đó chuẩn bị khăn, nước để rửa, lau tay cho trẻ sau khi ăn
         Nước uống
        Việc chuẩn bị bữa ăn đã tạo điều kiện thuận lợi và tâm thế sẵn sàng cho trẻ vào bữa ăn, trẻ được vệ sinh sạch sẽ, mát mẻ, các đồ dùng phục vụ bữa ăn được chuẩn bị đầy đủ, hấp dẫn và sinh động, cô giáo cho trẻ ăn phải vệ sinh sạch sẽ, phải toàn tâm, toàn ý vào việc chăm sóc bữa ăn cho trẻ. Bữa ăn được chuẩn bị chu đáo sẽ thêm phần hấp dẫn đối với trẻ.
   - Cho trẻ vào bàn ăn: Cho trẻ ngồi vào chỗ quy định, xếp trẻ ăn nhanh và ăn chậm ngồi riêng. Khoảng 6-8 trẻ/ bàn.
       Đặt giữa bàn: Một đĩa đựng thức ăn rơi, một đĩa để 1 khăn sạch, ẩm
     -Chia cơm:
      Cô giáo cho trẻ ăn phải rửa tay sạch sẽ, quần áo và đầu tóc gọn gàng.
      Chia thức ăn mặn vào bát to theo số bàn.
      Bày bát ra bàn chia cơm.
        Chia từng bát cơm lên vào bát của trẻ .
        Cô đem bát cơm của trẻ ra bàn, nhắc trẻ mời và cầm thìa bằng tay phải.
       -Chăm sóc trẻ trong bữa ăn:
       Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn qua nét mặt, cử chỉ, lời nói của cô giáo.
       Cô giới thiệu các món ăn để kích thích dịch vị, giúp trẻ hiểu biết về một số món ăn.
       Cô giáo hướng dẫn cho trẻ cách cần thìa, cách xúc và phụ giúp với trẻ.
z5196285239112 fb8505b54fcab5066ffdc35c3c6d2f85
      Nếu trẻ ngậm thức ăn trong miệng, dỗ dành cho trẻ nhai nuốt, có thể bày những trò chơi “thi ăn” để trẻ hào hứng.
      Đối với trẻ ăn chậm, nên cho trẻ ngồi vào một bàn để cô dễ quan sát và thỉnh thoảng xúc cho trẻ.
       Đối với trẻ xúc chưa thạo, ăn chậm hoặc biếng ăn, cô có thể giúp trẻ xúc và động viên trẻ ăn khẩn trương hơn.
     -Kết thúc bữa ăn:
       Sau khi trẻ ăn xong, lau miệng, rửa tay, uống nước
       Nhắc trẻ cất ghế, bát, thìa vào nơi quy định.
       Sau bữa ăn cho trẻ chơi vận động nhẹ nhàng 15-20 phút và sau đó đi vào chỗ ngủ

 

Tác giả bài viết: Giàng Thị É

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây