HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT NHÓM TRẺ TRUNG TÂM
- Thứ sáu - 17/03/2023 10:07
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của nhóm trẻ lứa tuổi 24-36 tháng, đóng vai trò quan trọng trong cho sự phát triển đầu đời của trẻ. Nhờ có hoạt động này mà chức năng của các đồ vật được bộc lộ ra trước đứa trẻ và trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá từ đó nắm được chức năng của đồ vật, phương thức và hành động với đồ vật, chính vì vậy mà quá trình tâm lý của trẻ phát triển đặc biệt là trí tuệ.
Trên thực tế việc dạy trẻ hoạt động với đồ vật đã được tổ chức các hoạt động khác nhau và theo hình thức giáo viên hướng dẫn trẻ làm, căn cứ theo các đồ dùng và phân phối chương trình thực hiện. Song giáo viên chưa có nhiều khai thác tất cả những đồ dùng đồ chơi xung quanh trẻ và phát triển tất cả các khả năng có thể có một cách linh
họat và hợp lý dưới nhiều hoạt động khác nhau
Qua nội dung chơi xếp hình nhưng chúng ta đã tích hợp được rất nhiều ý nghĩa giáo dục trẻ: Nhận thức về mầu sắc, hình dạng…, tập nói để phát triển ngôn ngữ, các thao tác khéo léo của cơ ngón tay, tính kiên trì hoàn thành nhiệm vụ, trí tuởng tượng khi trẻ đặt tên cho sản phẩm, phát triển khả năng tư duy trìu tượng. Hình thức này có thể tích hợp vào các hoạt động trong ngày, tận dụng khai thác tất cả những đồ dùng đồ chơi xung quanh trẻ và phát triển tất cả các khả năng có thể có một cách linh họat và hợp lý.
Cụ thể chúng ta đang dạy trẻ dùng bút để tô vẽ nhằm mục đích phát triển kỹ năng, cơ tay, bàn tay, ngón tay, thao tác của trẻ với đồ vật, trẻ sẽ chỉ tập trung hướng đối tượng. Tiếp theo tôi hướng trẻ bắt đầu chú ý tới mối quan hệ giữa đồ vật và mục tiêu mà hành động trên hướng tới như dùng bút in hình, cách cầm hình, giữ hình, cầm bút và in. Sau đó cho trẻ thực hiện lại nhiều lần hành động đó đến khi bàn tay trẻ được kích thích đầy đủ và sử dụng hoàn toàn những chức năng của công cụ thì khi đó trẻ mới thực hiện một hành động thực thụ chủ động.
Các hoạt động chơi là điều kiện giúp trẻ khám phá và hoạt động linh hoạt, ngoài ra còn trong các hoạt động khác gắn với đồ vật cụ thể mà cô phát huy trẻ. Khi trẻ hoạt động với đồ vật trẻ có thể tiếp thu lĩnh hội tri thức bằng tất cả các giác quan khi được hoạt động với đồ vật do vậy chúng ta hãy tận dụng hết khả năng để trẻ có thể được sờ mó, nhìn ….để cùng lúc có thể phát triển hết khả năng trẻ
họat và hợp lý dưới nhiều hoạt động khác nhau
Qua nội dung chơi xếp hình nhưng chúng ta đã tích hợp được rất nhiều ý nghĩa giáo dục trẻ: Nhận thức về mầu sắc, hình dạng…, tập nói để phát triển ngôn ngữ, các thao tác khéo léo của cơ ngón tay, tính kiên trì hoàn thành nhiệm vụ, trí tuởng tượng khi trẻ đặt tên cho sản phẩm, phát triển khả năng tư duy trìu tượng. Hình thức này có thể tích hợp vào các hoạt động trong ngày, tận dụng khai thác tất cả những đồ dùng đồ chơi xung quanh trẻ và phát triển tất cả các khả năng có thể có một cách linh họat và hợp lý.
Cụ thể chúng ta đang dạy trẻ dùng bút để tô vẽ nhằm mục đích phát triển kỹ năng, cơ tay, bàn tay, ngón tay, thao tác của trẻ với đồ vật, trẻ sẽ chỉ tập trung hướng đối tượng. Tiếp theo tôi hướng trẻ bắt đầu chú ý tới mối quan hệ giữa đồ vật và mục tiêu mà hành động trên hướng tới như dùng bút in hình, cách cầm hình, giữ hình, cầm bút và in. Sau đó cho trẻ thực hiện lại nhiều lần hành động đó đến khi bàn tay trẻ được kích thích đầy đủ và sử dụng hoàn toàn những chức năng của công cụ thì khi đó trẻ mới thực hiện một hành động thực thụ chủ động.
Các hoạt động chơi là điều kiện giúp trẻ khám phá và hoạt động linh hoạt, ngoài ra còn trong các hoạt động khác gắn với đồ vật cụ thể mà cô phát huy trẻ. Khi trẻ hoạt động với đồ vật trẻ có thể tiếp thu lĩnh hội tri thức bằng tất cả các giác quan khi được hoạt động với đồ vật do vậy chúng ta hãy tận dụng hết khả năng để trẻ có thể được sờ mó, nhìn ….để cùng lúc có thể phát triển hết khả năng trẻ