Trường Mầm Non Nong U- Huyện Điện Biên Đông - Tỉnh Điện Biên

https://mnnongu.pgddienbiendong.edu.vn


CHO TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI VIỆC “ĐỌC” SÁCH

Văn hoá đọc, với tư cách văn hoá hành vi của mỗi cá nhân con người, biểu hiện ở khả năng lựa chọn sách, kỹ năng đọc và lĩnh hội sách cũng như cách thức ứng xử với sách báo, là sự thể hiện rõ ràng nhất đặc điểm tâm lý và nhân cách của mỗi cá nhân, được hình thành từ lứa tuổi ấu thơ và phát triển trong suốt cuộc đời con người.
CHO TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI VIỆC “ĐỌC” SÁCH
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Các hoạt động học tập và vui chơi ở trường mầm non có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Việc tạo dựng thói quen tốt cho trẻ mầm non là một việc làm quan trọng để từ đó hình thành nhân cách cho trẻ em. Một trong những thói quen có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát triển tư duy, đạo đức, lối sống của trẻ em đó là thói quen đọc sách. Đọc sách giúp trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, tăng cường vốn giao tiếp, trau dồi tình yêu thương,… Đây không chỉ là việc làm quan trọng của gia đình mà còn là việc đặc biệt là quan trọng trong các trường mầm non.
dọc sach 1
Đọc sách giúp ngôn ngữ linh hoạt, vốn từ phong phú. Bé sẽ tự tin giao tiếp. Được nghe nhiều về các câu chuyện trong các câu chuyện sẽ khiến bé học được các bài học kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống thưc tế. Bé chủ động bộc lộ bản thân và nói lên những điều mình nghĩ. Đọc sách giúp bé thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Bé hào hứng đón nhận kiến thức mới, mong mỏi được khám phá điều hay. Nếu bé được nghe những câu chuyện phù hợp trong các tình huống cụ thể thì việc lĩnh hội kiến thức và nhận rõ vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn. Ở giai đoạn mầm non, các bé thường khá hiếu động. Việc đọc sách, nghe đọc sách sẽ khiến bé tập trung hơn. Bé được rèn luyện tính kỷ luật, tăng cường khả năng ghi nhớ.
Tạo một không gian lý thú cho trẻ làm quen với sách và việc chuẩn bị cho trẻ đọc sách là một việc làm cần thiết. Thói quen đọc sách ở trẻ không thể xuất phát từ bắt ép hay buộc mà phải xuất phát từ sự thích thú. Các hoạt động ngoại khóa như ngày hội đọc sách cũng góp phần tích cực để hình thành và phát triển văn hóa đọc cho trẻ. Các bé không chỉ được làm quen và tìm hiểu về các thể loại sách, tự do tìm kiếm các thể loại sách mà mình yêu thích, được đọc truyện cùng bạn bè mà các bé còn  yêu sách và tận tâm đi sưu tầm những quyển sách hướng dẫn và cùng đọc sách.
đọc sách
Lứa tuổi mầm non là thời kỳ khởi đầu rất quan trọng đối với sự phát triển của con người. Xây dựng và bồi dưỡng cho trẻ em những thói quen tốt đẹp đồng nghĩa với việc giúp trẻ em ích lũy một nguồn vốn. Tạo dựng thói quen đọc sách và yêu sách là một việc làm quan trọng của gia đình, nhà trường và toàn xã hội để giúp trẻ có một nguồn vốn dồi dào cho việc hình thành và phát triển nhân cách. Đó là cơ sở vững chắc sau này phát triển văn hóa đọc ở trẻ!
Qua buổi tổ chức cho trẻ trải nghiệm làm quen với việc đọc sách, trẻ được tìm hiểu về con người, địa điểm và mọi thứ bên ngoài hiểu biết của trẻ. Trẻ được tiếp xúc với lối sống, ý tưởng và niềm tin về thế giới khác nhau từ những người xung quanh. Học về cuộc sống theo cách này rất quan trọng đối với trẻ, đồng thời trẻ cũng tự xây dựng nền tảng kiến thức để đọc một cách tự tin và tốt hơn. Trẻ được tham gia đọc sách giúp trẻ có không gian tìm hiểu về sách và còn là cơ hội phát triển văn học đọc
đọc sách tìa mùng
 
 

Tác giả bài viết: Hảng Thị Giông

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây