SƯU TẦM LÀM ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC HOẠT KỂ TRUYỆN SÁNG TẠO
- Thứ ba - 19/01/2021 04:35
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nói đến con người là phải nói đến các mối quan hệ xã hội vì con người là tổng hòa các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội diễn ra trong hiện tại và cả trong quá khứ. Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng và giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ, ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, nhờ có ngôn ngữ con người mới xích lại gần nhau, dùng ngôn ngữ để giao tiếp với nhau, dùng ngôn ngữ để truyền đạt và tiếp nhận kiến thức. Có thể nói, nếu không có ngôn ngữ thì xã hội loài người sẽ không tồn tại. Vậy làm sao để con người chúng ta chuẩn về ngôn ngữ giao tiếp, dùng ngôn ngữ để tiếp nhận kiến thức mới thì việc cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua kể truyện là rất cần thiết, vì phát triển ngôn ngữ thông qua kể truyện trẻ sẽ hiểu và nắm bắt nhanh hơn, trẻ được kể lại truyện qua các nhân vật và tình tiết của truyện trẻ sẽ hứng thú hơn, mạnh dạn tự tin trong khi kể, từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách rõ ràng mạch lạc.
Nói đến con người là phải nói đến các mối quan hệ xã hội vì con người là tổng hòa các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội diễn ra trong hiện tại và cả trong quá khứ. Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng và giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ, ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, nhờ có ngôn ngữ con người mới xích lại gần nhau, dùng ngôn ngữ để giao tiếp với nhau, dùng ngôn ngữ để truyền đạt và tiếp nhận kiến thức. Có thể nói, nếu không có ngôn ngữ thì xã hội loài người sẽ không tồn tại. Vậy làm sao để con người chúng ta chuẩn về ngôn ngữ giao tiếp, dùng ngôn ngữ để tiếp nhận kiến thức mới thì việc cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua kể truyện là rất cần thiết, vì phát triển ngôn ngữ thông qua kể truyện trẻ sẽ hiểu và nắm bắt nhanh hơn, trẻ được kể lại truyện qua các nhân vật và tình tiết của truyện trẻ sẽ hứng thú hơn, mạnh dạn tự tin trong khi kể, từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách rõ ràng mạch lạc.
Để có các tiết dạy hay trong tất cả các hoạt động đòi hỏi phải có đồ dùng để phục vụ, đặc biệt với hoạt động kể truyện sáng tạo, giáo viên cần có đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, có màu sắc hài hoà, tươi sáng, cô tạo ra các con rối, đồ chơi, cử động được một cách ngộ nghĩnh, dí dỏm, kích thích sự tò mò của trẻ, phù hợp với nội dung câu truyện mà cô muốn giới thiệu với trẻ, giúp trẻ nhận biết kiến thức dễ dàng và hào hứng trong giờ học. Vì đồ dùng, đồ chơi có tác động lớn đến hiệu quả phát triển ngôn ngữ của trẻ qua kể truyện.
Để phục vụ trong công tác giảng dạy có hiệu quả và chất lượng, ngay từ đầu năm học. Bản thân tôi đã lên kế hoạch cho cá nhân và sưu tầm, tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, quyên góp các vật liệu, phế thải, để tái chế làm đồ cùng đồ chơi phục vụ công tác dạy và học.
Tôi đã sử dụng những phế liệu, đồ dùng bỏ đi như vải, hộp nhựa, xốp để tạo nên những con dối, đồ vật, con vật xinh xắn giúp trẻ hứng thú trong giờ kể truyện. Việc làm đồ dùng đồ chơi tôi căn cứ vào nội dung các câu truyện.
Ví dụ: Làm các nhân vật trong câu truyện bằng rối tay.
Từ những nguyên vật liệu mà phụ huynh mang đến, tôi cùng trẻ làm các nhân vật bằng rối tay. Để làm được rối tay thì cần các nguyên vật liệu như: Vải nỉ, bông, kim, chỉ, kéo...
Khi làm tôi sẽ đưa ra các câu hỏi để trẻ trả lời, trẻ được giao tiếp, đàm thoại cùng với cô. Tôi thường đưa ra các câu hỏi.
+ Các con thích câu truyện gì?
+ Trong câu truyện có những nhân vật nào?
+ Hôm nay các con sẽ làm nhân vật gì?
Thông qua việc làm đồ dùng, đồ chơi, tạo sự hứng thú cho trẻ, khi được khám phá các loại nguyên vật liệu và tự tay mình làm những món đồ chơi mình thích. Việc sử dụng đồ dùng trực quan đẹp vào tiết dạy giúp thu hút trẻ, tập trung, hứng thú vào giờ học. Đặc biệt trẻ được giao tiếp, đàm thoại cùng với cô, trẻ có kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ của trẻ cũng lưu loát và mạch lạc hơn.
Để có các tiết dạy hay trong tất cả các hoạt động đòi hỏi phải có đồ dùng để phục vụ, đặc biệt với hoạt động kể truyện sáng tạo, giáo viên cần có đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, có màu sắc hài hoà, tươi sáng, cô tạo ra các con rối, đồ chơi, cử động được một cách ngộ nghĩnh, dí dỏm, kích thích sự tò mò của trẻ, phù hợp với nội dung câu truyện mà cô muốn giới thiệu với trẻ, giúp trẻ nhận biết kiến thức dễ dàng và hào hứng trong giờ học. Vì đồ dùng, đồ chơi có tác động lớn đến hiệu quả phát triển ngôn ngữ của trẻ qua kể truyện.
Để phục vụ trong công tác giảng dạy có hiệu quả và chất lượng, ngay từ đầu năm học. Bản thân tôi đã lên kế hoạch cho cá nhân và sưu tầm, tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, quyên góp các vật liệu, phế thải, để tái chế làm đồ cùng đồ chơi phục vụ công tác dạy và học.
Tôi đã sử dụng những phế liệu, đồ dùng bỏ đi như vải, hộp nhựa, xốp để tạo nên những con dối, đồ vật, con vật xinh xắn giúp trẻ hứng thú trong giờ kể truyện. Việc làm đồ dùng đồ chơi tôi căn cứ vào nội dung các câu truyện.
Ví dụ: Làm các nhân vật trong câu truyện bằng rối tay.
Từ những nguyên vật liệu mà phụ huynh mang đến, tôi cùng trẻ làm các nhân vật bằng rối tay. Để làm được rối tay thì cần các nguyên vật liệu như: Vải nỉ, bông, kim, chỉ, kéo...
Khi làm tôi sẽ đưa ra các câu hỏi để trẻ trả lời, trẻ được giao tiếp, đàm thoại cùng với cô. Tôi thường đưa ra các câu hỏi.
+ Các con thích câu truyện gì?
+ Trong câu truyện có những nhân vật nào?
+ Hôm nay các con sẽ làm nhân vật gì?
Thông qua việc làm đồ dùng, đồ chơi, tạo sự hứng thú cho trẻ, khi được khám phá các loại nguyên vật liệu và tự tay mình làm những món đồ chơi mình thích. Việc sử dụng đồ dùng trực quan đẹp vào tiết dạy giúp thu hút trẻ, tập trung, hứng thú vào giờ học. Đặc biệt trẻ được giao tiếp, đàm thoại cùng với cô, trẻ có kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ của trẻ cũng lưu loát và mạch lạc hơn.