Thí nghiệm cho trẻ vùng cao
- Thứ năm - 25/02/2021 09:06
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Như chúng ta đã biết ở trường mầm non trẻ không những được quan tâm, chăm sóc mà trẻ còn được tham gia vào các hoạt động khác nhau theo 5 lĩnh vực như: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ những lĩnh vực này có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Vì vậy, việc tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự ham thích học hỏi, khám phá của trẻ là một yêu cầu hết sức cần thiết.
Như chúng ta đã biết ở trường mầm non trẻ không những được quan tâm, chăm sóc mà trẻ còn được tham gia vào các hoạt động khác nhau theo 5 lĩnh vực như: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ những lĩnh vực này có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Vì vậy, việc tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự ham thích học hỏi, khám phá của trẻ là một yêu cầu hết sức cần thiết.
Lớp mẫu giáo nhỡ Trung Tâm trường mầm non Nong U với 100% trẻ là học sinh dân tộc trong đó trình độ nhận thức của các con không đồng đều, việc quan tâm và chăm sóc của cha mẹ với trẻ còn nhiều hạn chế. Trong những hoạt động tổ chức tại trường đã chú trọng các hoạt động khám phá khoa học
Khi tổ chức tôi khuyến khích trẻ quan sát, trẻ hỏi, dự đoán và nêu ra ý kiến của mình.
* Trẻ Khám phá khoa học: Sự nảy mầm từ hạt
Cho trẻ tự tay gieo hạt vào trong khay có sẵn đất. Hàng ngày trẻ tưới nước vào một khay để lại một khay không tưới và quan sát sau 3 đến 4 ngày sau hạt trong khay được tưới nước hàng ngày sẽ nảy mầm và lớn dần còn khay không tưới nước hạt sẽ không nảy mầm. Trẻ quan sát và đưa ra nhận xét
Hạt nảy mầm thành cây là do được tưới nước hàng ngày. Còn hạt ở khay không được tưới nước sẽ thì không nảy mầm được.
*Trẻ Khám phá “Trò chuyện về một số nguồn nước”
Làm thí nghiệm sự thay đổi của nước khi cho đường, muối
Cô cho trẻ lên làm thí nghiệm: Cho trẻ nếm thử nước ở 3 cốc. Hỏi trẻ về mùi vị của nước. Trẻ đưa ra nhận xét nước không có mùi không có vị.
Cô tiếp tục cho trẻ bỏ muối vào cốc thứ nhất, bỏ đường vào cố thứ 2 khuấy đều 2 cốc nước lên, cốc thứ 3 không bỏ gì.
Khi thực hiện xong cô cho trẻ nếm lại lần nữa rồi hỏi trẻ về mùi vị của 3 cốc nước. Tính chất của nước không màu, không mùi, không vị. Khi có sự tác động của một số chất (đường, muối…) thì tính chất của nước sẽ thay đổi.
Lớp mẫu giáo nhỡ Trung Tâm trường mầm non Nong U với 100% trẻ là học sinh dân tộc trong đó trình độ nhận thức của các con không đồng đều, việc quan tâm và chăm sóc của cha mẹ với trẻ còn nhiều hạn chế. Trong những hoạt động tổ chức tại trường đã chú trọng các hoạt động khám phá khoa học
Khi tổ chức tôi khuyến khích trẻ quan sát, trẻ hỏi, dự đoán và nêu ra ý kiến của mình.
* Trẻ Khám phá khoa học: Sự nảy mầm từ hạt
Cho trẻ tự tay gieo hạt vào trong khay có sẵn đất. Hàng ngày trẻ tưới nước vào một khay để lại một khay không tưới và quan sát sau 3 đến 4 ngày sau hạt trong khay được tưới nước hàng ngày sẽ nảy mầm và lớn dần còn khay không tưới nước hạt sẽ không nảy mầm. Trẻ quan sát và đưa ra nhận xét
Hạt nảy mầm thành cây là do được tưới nước hàng ngày. Còn hạt ở khay không được tưới nước sẽ thì không nảy mầm được.
*Trẻ Khám phá “Trò chuyện về một số nguồn nước”
Làm thí nghiệm sự thay đổi của nước khi cho đường, muối
Cô cho trẻ lên làm thí nghiệm: Cho trẻ nếm thử nước ở 3 cốc. Hỏi trẻ về mùi vị của nước. Trẻ đưa ra nhận xét nước không có mùi không có vị.
Cô tiếp tục cho trẻ bỏ muối vào cốc thứ nhất, bỏ đường vào cố thứ 2 khuấy đều 2 cốc nước lên, cốc thứ 3 không bỏ gì.
Khi thực hiện xong cô cho trẻ nếm lại lần nữa rồi hỏi trẻ về mùi vị của 3 cốc nước. Tính chất của nước không màu, không mùi, không vị. Khi có sự tác động của một số chất (đường, muối…) thì tính chất của nước sẽ thay đổi.