*Chuẩn bị bữa ăn: Trước khi ăn cô giáo đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ trong và sau khi ăn xong như: Bàn ăn, ghế ngồi, khăn lau tay, đĩa đựng thức ăn rơi, khăn lau miệng hơi ẩm, nước uống…
*Trong khi trẻ ăn:Đối với trẻ trước và trong khi ăn chúng tôi luôn tạo không khí vui vẻ qua nét mặt, cử chỉ, lời nói của người chăm sóc cho trẻ ăn. Cô giới thiệu các món ăn để kích thích dịch vị, giúp trẻ hiểu biết về một số món ăn.Và nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh khi ăn: Ngồi ngay ngắn, không nói chuyện to, không làm rơi vãi, ho hoặc hắt hơi phải che miệng, biết mời cô và các bạn khi bắt đầu ăn, không co chân lên ghế, cầm thìa tay phải, tự xúc ăn gọn gàng không làm rơi vãi ra bàn
Trong giờ trẻ ăn cô động viên, niềm nở, vui vẻ, chăm sóc ân cần, cô giới thiệu hình thức ăn, cách ăn để bữa ăn không những đem lại sức khỏe, mà còn đem lại niềm vui và hứng thú. Quan tâm đặc biệt đối với trẻ ăn yếu, ăn chậm, đảm bảo cho trẻ được ăn đầy đủ các món ăn trong bữa ăn, không bỏ thừa khẩu phần ăn. Mỗi hình thức ăn là một trải nghiệm lý thú cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Kích thích sự hưng phấn của trẻ. Giúp các cô cũng vui và cảm thấy rất hạnh phúc khi được làm gì đó cho các con yêu quý của mình.
Một vấn đề khá là hạn chế đó là việc mà các con mời cô và các bạn khi ăn, vì ở lứa tuổi của các con, một số bạn còn chưa biết nói, nên với cô sẽ chỉ dẫn cho các con mời các cô và các bạn ăn từng từ, từng câu chữ một, để hàng ngày trẻ có thể phát huy khả năng nói và vốn từ của mình.
Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm nhóm trẻ 24-36 tháng tại điểm Bản Dư O Trường mầm non Nong U, tôi cảm thấy rất vui khi mỗi bữa ăn các con đều ăn hết chỗ khẩu phần ăn của mình, mà có bạn còn xin thêm bát thứ hai. Mỗi người giáo viên, khi đến bữa ăn của các con, không mong gì nhiều, chỉ mong các con ăn ngon miệng và ăn hết khẩu phần thức ăn của mình.