Hoạt động tạo hình cho trẻ lớp mẫu giáo ghép 4-5 tuổi trong trường mầm non
Môn tạo hình cho trẻ mầm non được thể hiện qua các hoạt động tạo hình, tổ chức và trang bị cho giờ hoạt động tạo hình qua sự vật, hiện tượng, đồ chơi của cuộc sống, thiên nhiên quen thuộc với trẻ.Hoạt động tạo hình có vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen, nhân cách tốt. Trẻ có cảm xúc, hình thành ngôn ngữ, tri thức, tính tự giác, hình thành các kỹ năng sống hoàn thiện hơn.
Hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non bao gồm các hoạt động như cắt, xé dán, vẽ, nặn. Những hoạt động này góp phần hình thành tri thức, ngôn ngữ cho trẻ phát triển hoàn thiện về thẩm mỹ, cảm xúc, tính khéo léo, bền bỉ, kiên trì, cởi mở, biết tương trợ giúp đỡ người khác, hoà đồng và thân thiện với mọi người. Do đó mà hoạt động tạo hình mang đến các lợi ích sau:
Góp phần cho trẻ phát triển toàn diện về nhân cách.
Giúp trẻ có cái nhìn và nhận thức đúng đắn hơn về cái đẹp, nghệ thuật xung quanh cuộc sống.
Tạo nên tính cách, con người, phẩm chất tốt cho trẻ.
Vì thế mà hoạt động tạo hình có vai trò quan trọng giúp cho trẻ phát triển và nhận thức tốt, đúng chuẩn về đời sống xung quanh.
Môn tạo hình cho trẻ mầm non được thể hiện qua các hoạt động tạo hình, tổ chức và trang bị cho giờ hoạt động tạo hình qua sự vật, hiện tượng, đồ chơi của cuộc sống, thiên nhiên quen thuộc với trẻ.Hoạt động tạo hình có vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen, nhân cách tốt. Trẻ có cảm xúc, hình thành ngôn ngữ, tri thức, tính tự giác, hình thành các kỹ năng sống hoàn thiện hơn.
Hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non bao gồm các hoạt động như cắt, xé dán, vẽ, nặn. Những hoạt động này góp phần hình thành tri thức, ngôn ngữ cho trẻ phát triển hoàn thiện về thẩm mỹ, cảm xúc, tính khéo léo, bền bỉ, kiên trì, cởi mở, biết tương trợ giúp đỡ người khác, hoà đồng và thân thiện với mọi người. Do đó mà hoạt động tạo hình mang đến các lợi ích sau:
Góp phần cho trẻ phát triển toàn diện về nhân cách.
Giúp trẻ có cái nhìn và nhận thức đúng đắn hơn về cái đẹp, nghệ thuật xung quanh cuộc sống.
Tạo nên tính cách, con người, phẩm chất tốt cho trẻ.
Vì thế mà hoạt động tạo hình có vai trò quan trọng giúp cho trẻ phát triển và nhận thức tốt, đúng chuẩn về đời sống xung quanh.
Để dạy môn tạo hình cho trẻ đạt hiệu quả không thể thiếu các hoạt động tạo hình sau:
* Hoạt động vẽ :
Hoạt động vẽ trang trí là dạy cho trẻ cách sắp xếp các đường nét, hoạ tiết, màu sắc, hình mảng trên bề mặt tạo nên sản phẩm đẹp. Ví dụ cho bé trang trí hình vuông, chủ nhật, hình tròn, trang trí các đồ dùng trong cuộc sống hàng ngày như đĩa, chén, bát, áo, váy, ấm,...
Từ hoạt động này giúp trẻ thể hiện sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Khi nhìn vào thành quả mà trẻ tạo ra có thể thấy được trẻ học hỏi và có kinh nghiệm ra sao. Bởi trang trí vẽ không đơn thuần là tô màu cho các tác phẩm. Mà thông qua đó ba mẹ, thầy cô thấy được đôi bàn tay khéo léo và tư duy của trẻ. Xem trẻ tô màu có đều, có bị lem ra ngoài không, màu sắc trẻ sử dụng thế nào. Tất cả đều phản ánh chân thực và rõ nét về con người trẻ.
Hình ảnh trẻ đang vẽ con gà trống
Khi dạy trẻ dù thể loại nào cần phải lưu ý tới 2 vấn đề gồm: Nội dung vẽ là gì? Và phương tiện truyền cảm vẽ như thế nào như đường nét, màu sắc, cách bố trí và hình dáng. Cho trẻ vẽ con gà trống 100% trẻ biết vẽ con gà trống theo sự hướng dẫn của côgiáo.
Hình ảnh trẻ đang tô màu con gà trống theo sự hướng dẫn của cô
* Hoạt động nặn:
Đối với hoạt động nặn thì phương tiện thể hiện chủ yếu là hình khối. Trong giờ học nặn của trường mầm non thường có 3 loại gồm nặn theo mẫu, nặn theo ý thích và nặn theo đề tài. Bên cạnh đó, hoạt động nặn có 2 cách nặn gồm nặn ghép nhiều chi tiết thành một vật và nặn từ từ một khối đất còn nguyên.
Ở trong tiết học, trẻ thường được giáo viên cho sử dụng đất nặn để tạo nên các hình thù mà trẻ thích hoặc theo chủ đề mà giáo viên đưa ra. Qua đó giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nặn hình khối nhân vật, thể hiện tài năng và sự khéo léo, sáng tạo của bản thân thông qua sản phẩm làm được.
* Hoạt động in - chấm - thổi màu
- Đây đều là các hoạt động kích thích tính tư duy, sáng tạo, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của trẻ. Hoạt động giúp cho trẻ thỏa sức sáng tạo và tô vẽ cho sản phẩm của mình. Ví dụ như hoạt động thổi màu nước. Hoạt động này được thực hiện nhiều trong các tiết học ở trường mầm non.
Hoạt động giúp trẻ có thêm kỹ năng vẽ và sáng tạo sản phẩm theo cách riêng nhờ vào các màu nước. Qua đó trẻ tạo nên các sản phẩm đẹp và bắt mắt.
*Hoạt động chắp - ghép - xếp hình :
Trong môn tạo hình thì hoạt động chắp - ghép - xếp hình là hoạt động thể hiện sự hoàn thiện của bộ môn này. Hoạt động thể hiện tư duy và sáng tạo của trẻ. Bởi xếp hình hay chắp ghép các món đồ, màu sắc để tạo thành sản phẩm có ý nghĩa không đơn giản.
Điều này đòi hỏi bé phải suy nghĩ, tư duy, phản xạ một cách nhanh nhạy. Do đó mà hoạt động này nói lên sự thành công và thành quả mà trẻ học được qua môn học này. Từ những tác phẩm mà trẻ làm ra thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của trẻ.
Qua những thông tin trên có thể thấy
phương pháp dạy môn tạo hình cho trẻ mầm non góp phần hình thành và phát triển nhân cách, tư duy toàn diện cho trẻ. Vì thế, không chỉ ở trường mà ở nhà ba mẹ nên tạo ra các trò chơi, hoạt động tạo hình cho trẻ. Bởi đây là bộ môn cần thiết và có ích cho trẻ rất nhiều trong đời sống và học tập.