HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO TRẺ MẦM NON
TẠI ĐIỂM LỚP MẪU GIÁO NHỠ TÀ TÉ
Đọc sách nhằm nâng cao nhận thức về văn hóc đọc, khơi dậy lòng yêu đọc sách, hình thành thói quen đọc sách, ý thức tự học, học tập suốt đời của con người. Khi trẻ đến lớp học, trẻ học được các liên kết các ký tự với ý nghĩa từ và cách thức sử dụng chúng. Từ đó trẻ có thể chủ động với cuộc sống hàng ngày. Đọc sách tạo ra một nền tảng cơ sở để trẻ học tập và phát triển các khả năng khác.
Hiểu được tầm quan trọng của thói quen đọc sách đối với trẻ mầm non.Đọc sách giúp ngôn ngữ linh hoạt, vốn từ phong phú. Trẻ sẽ tự tin giao tiếp. Được nghe nhiều về các câu chuyện trong các câu chuyện sẽ khiến trẻ học được các bài học kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống thưc tế. Trẻ chủ động bộc lộ bản thân và nói lên những điều mình nghĩ.
Đọc sách giúp trẻ thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Trẻ hào hứng đón nhận kiến thức mới, mong mỏi được khám phá điều hay. Nếu trẻ được nghe những câu chuyện phù hợp trong các tình huống cụ thể thì việc lĩnh hội kiến thức và nhận rõ vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn. Ở lứa tuổi mầm non trẻ khá hiếu động. Việc xem sách, nghe đọc sách sẽ khiến trẻ tập trung hơn. Trẻ được rèn luyện tính kỷ luật, tăng cường khả năng ghi nhớ.
Trẻ Mầm non chưa biết đọc nên rất cần được nghe đọc sách. Việc đọc sách trên lớp cần được lặp đi lặp lại hàng ngày với nhiều chủ đề khác nhau. Các cô sẽ lựa theo thời gian, không gian tốt nhất thì trẻ sẽ hào hứng, chờ đợi được nghe, được xem chứ không phải bị ép buộc. Mỗi cô giáo mầm non đều có những giọng đọc truyền cảm riêng, lại được trau chuốt mỗi ngày cùng trẻ trên lớp. Lúc thăng lúc trầm, lúc cao lúc lắng. Mỗi nhân vật cô hóa thân lại có một giọng điệu phù hợp. Chỉ cần nhìn thấy ánh mắt tập trung và say mê của các trẻ là có thể nhận biết sự hấp dẫn ở giọng đọc của cô. Các cô luôn khuyến khích trẻ tham gia vào câu chuyện.
Có những cuốn sách mà trẻ luôn luôn muốn cô đọc đi đọc lại nhiều lần. nên các cô luôn chú ý việc cầm thẳng cuốn sách, đọc từ trái qua phải, lật cẩn thận từng trang để bé biết cách sử dụng và trân quý sách. Trẻ thích màu sắc sặc sỡ và những hình ảnh rõ nét trong các trang sách. Vì vậy giáo viên mầm non đã chú trọng sử dụng các loại sách tốt, sáng màu, có hình họa cụ thể phù hợp với các chủ đề như con vật, cây cối, dụng cụ gia đình, hoạt động vui chơi,…
Ngoài việc đọc sách ở trường ra, cô giáo còn tuyên truyền tới cha mẹ tạo thói quen đọc sách cho con ở nhà vào những thời điểm trước giờ đi ngủ hoặc đọc sách cho con trước khi trẻ đến trường. Điều này mang lại những lợi ích lớn cho sự phát triển trí não của bé trong những năm đầu đời, ngoài ra việc đọc sách cho trẻ mầm non còn có nhiều lợi ích để trẻ khám phá.