Trong cuộc sống hiện đại ngày nay các phế phẩm từ gia đình vô cùng phong phú: Lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, các túi, lon, hộp đựng đồ, đựng thức ăn, báo cũ, tạp chí, vỏ hộp sữa, chai lọ……là một kho nguyên liệu vô cùng phong phú giúp giáo viên có những ý tưởng để có thể làm được đồ chơi sáng tạo hấp dẫn, bền, đặc biệt là phải an toàn cho trẻ mầm non. Để đồ chơi càng thêm phong phú, chúng ta có thể sưu tầm thêm các loại nguyên liệu khác như : Các loại hạt ngũ cốc, rau củ, quả tươi và khô, cành cây, lá cây khô, các loại hạt, len, vải vụn, bông
Trước khi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo thì trước tiên phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, sinh động, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với trẻ đặc biệt là phải đảm bảo an toàn khi cho trẻ chơi. Muốn làm được điều này, giáo viên cần phải định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết để làm, tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để tìm ra những nguyên vật liệu phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi.
Hiện nay đồ dùng, đồ chơi cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên xét về phương diện giáo dục thì chúng không thể để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường Mầm non. Khi có món đồ chơi do cô và trẻ hoặc tự trẻ tự tay làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, chúng tôi nghĩ rằng việc tự làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi và học là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non.
Đồ dùng, đồ chơi là công cụ, là phương tiện lao động của mỗi cô giáo trên
mặt trận giáo dục. Nó tác động trực tiếp đến “Năng suất sản phẩm của giáo dục” đó là trí tuệ con người; Đối với bậc học mầm non đồ dùng, đồ chơi lại càng quan trọng và ý nghĩa hơn bao giờ hết vì trẻ mầm non thông qua “Chơi mà học, học mà chơi”.
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi: Trẻ nhận biết, tiếp thu kiến thức, hình thành khái niệm… đều thông qua đồ dùng trực quan, thông qua chơi và đồ chơi đồng thời để phát huy tính sáng tạo, óc thẩm mỹ, rèn luyện đôi bàn tay khéo léo của cô giáo mầm non.
Vậy từ các phế liệu các chai lọ, gỗ các đồ dùng bỏ đi thì đã được các cô giáo cùng với phụ huynh ở điểm bản dư o tạo ra những đồ dùng rất là sinh động và phù hợp với đặc điểm tình hình vui chơi của trẻ tại điểm bản Dư o, thông qua các đồ chơi mà các cô và phụ huynh đã làm thì đã giúp trẻ sáng tạo, hiểu biết ý nghĩa và tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi, các cô giáo tại điểm bản Dư O và phụ huynh đã tích cực học tập làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ và phục vụ cho tiết học đạt được kết quả trên trẻ rất cao. Trẻ hứng thú tham gia tiết học vì có đồ chơi bắt mắt và đẹp.
Tác giả bài viết: ly thị vư
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn