Tại điểm trường mầm non tà té, không có nguồn nước riềng phải nối nước chung cùng người dân ở đây nên cứ sau tết tình trạng nước cạn kiệt, mỗi ngày các cô phải đi sách nước tại giếng của người dân về nhưng cũng không đủ dùng. Mỗi buổi sáng các cô giáo phải thay phiên nhau đi xin nước ở các hộ dân lân cận. Tại điểm trường tà té có hơn 116 học sinh và các cô giáo phải sử dụng nước hết sức tiết kiệm, dù là nước vo gạo hay nước rủa bát cũng phải dành để tưới rau,tưới hoa
Tình trạng thiếu nước sạch ở trường đã diễn ra từ khoảng 2 - 3 năm nay. Vì là cụm điểm bản nhiều dân nên thu hút rất nhiều trẻ đến trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cần rất nhiều nước phục vụ cho sinh hoạt. Riêng trẻ mầm non thì mọi hoạt động đều cần đến nước từ vệ sinh cá nhân cho đến việc sử dụng nguồn nước để nấu ăn cho các cháu.
Thời kỳ đầu với nguồn nước dồi dào, cô giáo và các cháu ở đây đều có dư nước sinh hoạt. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà chỉ sau một thời gian sử dụng, nước từ giếng này cạn dần và đến thời điểm ra Tết khi trẻ quay trở lại trường để học thì nước đã cạn kiệt.
HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI VIỆC “ĐỌC” SÁCH TRUYỆN Ở TRƯỜNG MẦM NON
Văn hoá đọc, với tư cách văn hoá hành vi của mỗi cá nhân con người, biểu hiện ở khả năng lựa chọn sách, kỹ năng đọc và lĩnh hội sách truyện cũng như cách thức ứng xử với sách báo, là sự thể hiện rõ ràng nhất đặc điểm tâm lý và nhân cách của mỗi cá nhân, được hình thành từ lứa tuổi ấu thơ và phát triển trong suốt cuộc đời của trẻ.
Mỗi thầy cô giáo đến lớp là một ngày vui. Các cô đã cùng nhau lên ý tưởng và cùng nhau cải tạo lại môi trường vườn hoa, để có thể mang đến cho các con nhiều hiểu biết hơn về các loài hoa cũng như cho các con cảm nhận được sự mới mẻ của môi trường quanh trường.
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú và quan tâm nhất. Đây là hoạt động mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời trẻ được nhận thức về thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì sảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời, trẻ thoả mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ, được quan sát thế giới xung quanh
HOẠT ĐỘNG CHIỀU CỦA TRẺ NHÓM TRẺ 24- 36 THÁNG BẢN TÀ TÉ- TRƯỜNG MẦM NON NONG U
Như chúng ta biết, để phát triển toàn diện nhân cách trẻ chúng ta phải tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hướng tới 5 lĩnh vực giáo dục đối với trẻ mẫu giáo và 4 lĩnh vực đối với trẻ nhà trẻ. Để rèn luyện và phát triển tốt những lĩnh vực trên cho trẻ, giáo viên phải thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non, từ khâu đón trẻ đến kết thúc hoạt động trả trẻ.
Để môi trường xanh sạch đẹp, không khí trong lành và đảm bảo an toàn tai nạn thương tích ở trường, cần phải giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường. Giáo viên tuyên truyền công tác giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi, để môi trường xanh sạch đẹp, không khí trong lành từ đó trẻ hiểu biết về môi trường, giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với môi trường để gìn giữ bảo vệ môi trường, biết sống hòa nhập với môi trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh.
TIẾT DẠY TRẺ NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
Tiết dạy trẻ phân biệt hình hình vuông với hình tròn. Cô cần chuẩn bị hình vuông hình tròn đặt bàn lên, đầu tiên cô cho trẻ nhận biết về tên và đặc điểm nổi bật cả 2 loại hình sau đó cô sẽ dạy trẻ trẻ so sánh, phân biệt hình vuông, hình vuông theo đặc điểm đường bao riêng của từng hình cô cho trẻ lên chỉ và nói đặc điểm của hình qua hình bằng giấy hoặc cô có thể sử dụng que tính và ống hút với nhiều màu sắc để trẻ hững thú khi xếp que tính thành các hình, từ đó trẻ nhận biết đặc điểm đường bao riêng của hình vuông và hình chữ nhật. Trẻ nói được đặc điểm của từng hình.
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui của trẻ khi được tham gia vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Trẻ tự tay và được tham gia vào tự làm các đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động của chính bản thân mình cũng như khi được tham gia trồng hoa cây cảnh, từ đây hình thành thói quen,kĩ năng cũng như nhân cách của trẻ.
Như chúng ta đã biết từ xa xưa đến nay, cuộc sống của chúng ta luôn gắn bó và không thể tách rời khỏi thiên nhiên. Cây xanh là một phần quan trọng của thiên nhiên vậy nên không có gì bất ngờ khi cây xanh có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
ngoài giờ tổ chức các hoạt động ở lớp các cô giáo còn tổ chức lao động vệ sinh trường lớp
Các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ được hình thành dựa trên lời nói, chữ viết và cả ngôn ngữ cơ thể. Trong những lần kể chuyện bé nghe trước khi đi ngủ cha mẹ, của cô giáo, bé hiểu được phần nào cách giao tiếp và trò chuyện với những người xung quanh thông qua hoạt động thảo luận về bài học sau mỗi mẩu truyện; cũng qua kể chuyện mà nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển; trẻ biết yêu quý cái hay, cái đẹp; biết trân trọng đức tính tốt giúp trẻ ngoan ngoãn hơn; hồn nhiên, trong sáng và thân thiện hơn với mọi người.
Chơi giúp trẻ phát triển và thay đổi 4 điều cơ bản: thể chất, tinh thần, giao tiếp xã hội và cảm xúc. Giáo viên và phụ huynh nên tìm hiểu về điều này, hãy ghi nhớ một điều quan trọng: tất cả các bé đều phát triển các lĩnh vực khác nhau.
Chơi và phát triển thể chất.
Khi chơi, trẻ học cách vận động cơ bắp. Trò chơi vận động tổng thể giúp trẻ phát triển cơ bắp toàn diện. Các loại trò chơi như chạy, leo trèo, nhảy lò cò sẽ giúp tay và chân bé rắn rỏi, khỏe mạnh hơn. Những cơ nhỏ như ngón tay, ngón chân cũng trở nên dễ dàng phối hợp hơn. Trẻ em thường nắm chặt các thứ bằng cả bàn tay, khả năng kiểm soát các cơ sẽ xuất hiện khi bé chơi các trò như chạy, nhảy, bật, nhảy lò cò trên đường kẻ. Khi các phần của cơ thể cùng làm việc, toàn bộ cơ thể sẽ di chuyển nhịp nhàng và hoàn thành mục tiêu. Đây được gọi là phối hợp.
Ngày 24/03/2021 Phòng GD & ĐT huyện Điện biên Đông đã long trọng tổ chức hội thi “Tiếng hát trẻ thơ cấp trường” năm học 2020 – 2021 cùng với sự tham gia của các đơn vị trường thuộc phòng giáo dục.
Về tham dự hội thi trường mầm non Nong U tham gia tổng số 15 trẻ và 5 tiết mục văn nghệ gồm hát đơn ca, múa đơn, múa đôi, E rô bíc và kịc truyện chú dê đen
Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao là một trong những phong trào có vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Đây là hoạt động có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, cũng như phát triển toàn diện cho các em học sinh.
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non mang nhiều ý nghĩa vì trẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ. Nên việc tiếp cận nhiều với các môn thể dục thể thao giúp trẻ rèn luyện được nhiều đức tính tốt đẹp, đặc biệt là thói quen rèn luyện thể thao. Bởi có sức khoẻ tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được. Giáo dục thể chất giúp trẻ phát triển về thể lực và giúp cho hệ thần kinh của trẻ mẫu giáo lớn dần dần phát triển toàn diện, đồng thời hình thành và phát triển về: Đức - Trí - Thể - Mỹ cho trẻ. Nó góp phần giúp trẻ trở thành con người toàn diện, chuẩn bị tâm thế hành trang cho trẻ bước vào lớp 1.
Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, ngành Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) huyện Điện Biên Đông còn quan tâm đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao (TDTT) trong các trường học. Từ đó, góp phần nâng cao thể lực, tạo nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh để giáo viên và học sinh phát triển toàn diện cả về đức - trí - thể - mỹ.
- Dạy trẻ dân tộc thiểu số học tăng cười tiếng việt là phương tiện để trẻ giao tiếp với cô, và bạn bè thông qua các hoạt động ở lớp, ở trường đồng thời giúp trẻ tiếp thu kiến thức và kỹ năng của các môn học trong chương trình giáo dục mầm non.
Ngày đầu tiên tới trường, tới lớp với bao lạ lùng, bỡ ngỡ, phải xa bố mẹ làm quen với những người bạn mới…vì vậy cô là người gần gũi, dạy trẻ từng câu, từng lời, dạy trẻ từ những cái đơn giản nhất để trẻ có thể hiểu, phát âm đúng và có thể dùng tiếng việt để giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh. Dạy trẻ học mọi lúc mọi nơi
Trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng, không hẳn trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ. Vì thế, khi lựa chọn trò chơi dân gian tôi đã cân nhắc và lựa chọn những trò chơi đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ đối với trẻ.
Bên cạnh đó, trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. Chính vì thế, ngay từ đầu năm học trên cơ sở nhận thức, khả năng của trẻ trên lớp tôi đã lựa chọn những trò chơi dân gian phù hợp
Những trò chơi dân gian dần dần rồi dần dần trở thành những trò chơi không thể thiếu đối với tất cả những đứa trẻ không chỉ ở thôn quê miên núi mà còn ở thành thị nữa. Những trò chơi dân gian chẳng phải chỉ dành cho trẻ em mà nó dành cho tất cả mọi lứa tuổi. Có những thứ đồ chơi không thể mua được bằng tiền, không thể chơi được một mình. Nó là cả một quãng đời tuổi thơ, thổi hồn vào từng giấc mơ của những đứa trẻ .
Chả có quà gì tặng em đây
Chỉ có tình yêu với đêm dài
Đã bao năm rồi anh vẫn thế
Đến ngày này sao lại nhớ cánh hồng xưa
Có thể người ta có món quà
Gói tình yêu thương trong gói nhỏ
Nhưng với anh - chồng em thì lại khác
Tình yêu thương lại gói trọn trong tim
Chắc chắn rồi, vợ sẽ là người luôn hiểu
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển.
Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của nhóm trẻ lứa tuổi 24-36 tháng, đóng vai trò quan trọng trong cho sự phát triển đầu đời của trẻ. Nhờ có hoạt động này mà chức năng của các đồ vật được bộc lộ ra trước đứa trẻ và trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá từ đó nắm được chức năng của đồ vật, phương thức và hành động với đồ vật, chính vì vậy mà quá trình tâm lý của trẻ phát triển đặc biệt là trí tuệ.