PHỤ HUYNH CẦN LÀM GÌ ĐỂ CHUẨN BỊ CHO TRẺ 5 TUỔI VÀO LỚP MỘT TỐT NHẤT?

Thứ năm - 25/01/2024 09:29
Có thể nói, vào lớp Một là một bước ngoặc quan trọng trong hành trình cấp sách đến trường của trẻ. Có lẽ vì thế mà nhiều phụ huynh đã nôn nóng cho trẻ làm quen với chương trình lớp Một ngay khi còn ở độ tuổi mầm non. Vậy chúng ta cần làm gì để trẻ bước vào lớp Một một cách tự tin nhất?
PHỤ HUYNH CẦN LÀM GÌ ĐỂ CHUẨN BỊ CHO TRẺ 5 TUỔI VÀO LỚP MỘT TỐT NHẤT?
Có thể nói, vào lớp Một là một bước ngoặc quan trọng trong hành trình cấp sách đến trường của trẻ. Có lẽ vì thế mà nhiều phụ huynh đã nôn nóng cho trẻ làm quen với chương trình lớp Một ngay khi còn ở độ tuổi mầm non. Vậy chúng ta cần làm gì để trẻ bước vào lớp Một một cách tự tin nhất?
            Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp Một là chuẩn bị về các phương diện thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và một số năng lực tính cách chuyên biệt để chuẩn bị  cho trẻ vào lớp Một. Và quan trọng nhất là chuẩn bị cho trẻ mặt tâm lý. Việc này quyết định sự thành công hay thất bại, sự tự tin hay lo sợ ở trẻ khi bước vào lớp Một ở trường tiểu học. Nếu chưa được chuẩn bị đầy đủ dễ dẫn trẻ đến nguy cơ thất bại, chán học, sợ đi học vì tất cả hoạt động ở trường tiểu học đều thay đổi so với trường mầm non.
          - Thay đổi về môi trường: Hầu hết các trường mầm non đều được sơn, vẽ, trang trí nhiều họa tiết, hình ảnh, màu sắc nổi bật. Ngoài ra, sân trường lớp học luôn có nhiều đồ chơi dành cho trẻ. Ở lớp còn có sẵn nhà vệ sinh khi trẻ có nhu cầu không phải đi ra khỏi khu vực lớp như ở trường tiểu học.
         - Thay đổi hoạt động: Ở trường mầm non, hoạt động chủ yếu của trẻ là vui chơi “học bằng chơi, chơi mà học”, trẻ hoạt động thoải mái, không bắt buộc, gò bó. Các nội dung học đều được trẻ học bằng hình thức chơi. Qua các trò chơi giúp trẻ hình thành những kỹ năng, phẩm chất theo đặc trưng lứa tuổi... Tuy nhiên, khi bước vào lớp Một, “học” là hoạt động chủ đạo, việc học là bắt buộc, nhất là việc trẻ phải ngồi ngay ngắn, tập trung nghe giáo viên dạy thì mới có thể đạt được kết quả tốt.
          - Sự thay đổi mối quan hệ của trẻ với giáo viên trong nhà trường: Ở trường mầm non, trẻ được cô chăm sóc chu đáo, quan hệ giáo viên với trẻ mang tính chất mẹ - con. Khi vào học lớp Một, quan hệ giữa giáo viên với trẻ mang tính chất thầy - trò; Trẻ phải tuân theo các yêu cầu và quy tắc sinh hoạt của nhà trường. Đồng thời, tại trường mầm non trẻ lớp 5 tuổi lớn nhất trong các khối lớp nhưng khi vào trường tiểu học, khối Một là khối nhỏ nhất trong trường dễ dẫn đến tâm lý lo lắng, nhút nhát, rụt rè...
z5103833163617 2b3399de4f556d955df68eb5e336cdc5
                                                                                                                                                                        
        Tuy nhiên, đa số phụ huynh ít quan tâm đến những vấn đề nêu trên mà chủ yếu chỉ lo lắng về việc đọc và viết chữ, từ đó dẫn đến việc nôn nóng cho trẻ đi học “chữ”, học trước chương trình sách giáo khoa lớp Một khi còn học ở trường mầm non đây là điều rất không nên. Bởi chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp Một không phải dạy trước cho trẻ biết đọc, biết viết và toán lớp Một và hằng ngày trẻ phải dành hàng giờ để ngồi ngay ngắn, viết nắn nót từng con chữ cho vừa vào 5 ô ly sao cho đẹp khi còn ở tuổi mầm non thay vì được vui chơi, vận động cùng các bạn ở trường mầm non. Việc phải học trước chương trình không phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ dưới 6 tuổi khiến trẻ mệt mỏi, mất hứng thú học tập, đồng thời dễ dẫn đến tâm lý chủ quan, chểnh mảng khi vào học lớp Một. 
                   z5103828455581 45988c57c1023e6dcda67c3e28f29979     z5103828466084 5ed5386087230291b37ef5742b8f08ef
         Thực tế ở các trường mầm non nói chung và trường Mầm non Nong U Xã Nong U nói riêng đều thực hiện chương trình dạy cho trẻ làm quen chữ cái. Thông qua các trò chơi, câu đố mà trẻ có thể nhận biết và viết được 29 chữ cái và ít nhất 10 chữ số khi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non để tạo tiền đề cho trẻ học chữ cái và toán khi vào lớp Một. Tuy nhiên, do đặc điểm lứa tuổi, cơ tay của trẻ còn yếu chưa phát triển toàn diện nên yêu cầu về kích thước cỡ chữ, số sẽ to hơn so với chữ viết của học sinh tiểu học. Điều này trẻ sẽ được hoàn thiện dần khi trẻ đủ tuổi ở bậc học tiếp theo. Môi trường bên trong và ngoài lớp học cũng được giáo viên trang trí các kiểu chữ cái, chữ số để trẻ có thể học mọi lúc mọi nơi. Phụ huynh hãy để trẻ mầm non được vui chơi, học tập theo đúng lứa tuổi của trẻ.

 

Tác giả bài viết: Hảng Thị Giông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
thống kê
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay1,196
  • Tháng hiện tại6,689
  • Tổng lượt truy cập822,265
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính