Một bữa ăn được sắp xếp khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng không những giúp cho trẻ có đủ năng lượng cho một ngày học tập và vui chơi mà nó còn được xem là “chiếc chìa khoá vàng” cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ. Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi trẻ là không giống nhau phụ thuộc vào giới tính, sức khỏe, khả năng hấp thụ. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ tạo điều kiện tốt để trẻ phát triển vóc dáng, thể lực và trí tuệ. Cơ thể trẻ lứa tuổi mầm non đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh, đòi hỏi khẩu phần ăn phải đầy đủ cả về chất lượng và số lượng. Tại lớp mẫu giáo ghép bản Thanh Ngám, trường mầm non Nong U, trẻ được ăn hai bữa/ngày bao gồm 1 bữa chính trưa và một bữa phụ chiều trong đó bữa chính trưa là quan trọng nhất. Thông qua bữa ăn trưa, trẻ được bù đắp những năng lượng đã bị tiêu hao và cung cấp năng lượng mới để tham gia vào các hoạt động tiếp theo. Vì vậy việc tổ chứa bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăm sóc- nuôi dưỡng- giáo dục trẻ.
Trong khi ăn, tôi chia đều cơm, thức ăn cho trẻ ra bát sau đó giới thiệu tên món ăn, giá trị dinh dưỡng của các món ăn để tạo sự ngon miệng. Động viên trẻ ăn hết xuất, bón cho trẻ mới đi học, ăn chậm, lười ăn, mới ốm dậy. tôi luôn nhắc trẻ giữ trật tự trong khi ăn, không đùa nghịch, nói chuyện to, không làm rơi vãi cơm thức ăn, muốn ho hay hắt xì thì phải lấy tay che miệng, không nhai nhồm nhoàm, không để chân lên ghế, không xúc cơm đổ sang bát bạn khác….Khuyến khích trẻ tự xúc ăn. Một số trẻ ăn hay ngậm tôi tổ chức cuộc thi ăn để tạo động lực cho các con ăn nhanh hơn. Chan thêm canh cho trẻ nếu trẻ khó nuốt.
Sau khi trẻ ăn xong cô giáo nhắc trẻ cất ghế, bát thìa vào đúng nơi quy định, nhắc trẻ uống nước, lau miệng, đi vệ sinh, cho trẻ chơi vận động nhẹ nhàng khoảng 20 phút sau đó vào giờ đi ngủ.