TỔ CHỨC CHƠI NGOÀI TRỜI TRẺ CHO TRẺ LỚP MẪU GIÁO NHỠ BẢN TÀ TÉ TRƯỜNG MẦM NON NONG U
Thứ ba - 22/03/2022 09:08
Đối với trẻ mầm non hoạt động vui chơi chính là hoạt động chủ đạo, học mà chơi, chơi mà học. Đòi hỏi mỗi giáo viên phải luôn học hỏi để tổ chức các hoạt động thật sinh động qua các trò chơi để trẻ hứng thú tham gia hoạt động và qua đó trẻ tiếp thu được mục tiêu bài dạy.
TỔ CHỨC CHƠI NGOÀI TRỜI TRẺ CHO TRẺ LỚP MẪU GIÁO NHỠ BẢN TÀ TÉ TRƯỜNG MẦM NON NONG U
Đối với trẻ mầm non hoạt động vui chơi chính là hoạt động chủ đạo, học mà chơi, chơi mà học. Đòi hỏi mỗi giáo viên phải luôn học hỏi để tổ chức các hoạt động thật sinh động qua các trò chơi để trẻ hứng thú tham gia hoạt động và qua đó trẻ tiếp thu được mục tiêu bài dạy.
Chơi ngoài trời là hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Khi trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời trẻ được tiếp xúc, tìm hiểu về thế giới xung quanh. Hoạt động chơi ngoài trời trẻ tự tin, mạnh dạn hơn. Hiểu được ý nghĩa của hoạt động đó lớp mẫu giáp nhỡ bản tà té trường mầm non Nong U- Điện Biên Đông luôn chú ý tổ chức hoạt động chơi ngoài trời thật sinh động và thay đổi các hoạt động trong tuần: quan sát, dạo chơi, nhặt lá, tưới cây… trẻ được khám phá những điều mới lạ của thiên nhiên, thỏa mãn tính tò mò của trẻ. Đặc biệt, đối với trẻ đơn vị trường phần lớn là trẻ con em người dân tộc Hmông, vốn tiếng Việt của trẻ còn hạn chế, trẻ nhút nhát, thì thông qua hoạt động chơi ngoài trời vốn tiếng việt của trẻ tăng lên, trẻ mạnh dạn hơn.
Quan sát cho chủ đích là nội dung không thể thiếu trong giờ chơi ngoài trời của trẻ. Thông qua hoạt động quan sát có chủ đích (quan sát cây hoa ống điếu) trẻ biết được đặc điểm của cây hoa ống điếu, lợi ích của cây hoa ống điếu cũng như biết trồng và chăm sóc cây hoa ống điếu.
Hơn nữa, môi trường cho trẻ quan sát ngoài trời là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: Vì sao? Cây hoa phát triển như thế nào? và sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, sẽ giúp giáo viên hình thành vẻ đẹp, thói quen tốt cho trẻ em vùng cao.
Ngoài những điều trẻ được tìm hiểu qua hoạt động quan sát, dạo chơi… thì trẻ còn được tham gia các trò chơi xen kẽ động – tĩnh, trẻ được chơi đùa, chạy nhảy giúp trẻ có một tinh thần thoải mái, tiếp thu bài dễ dàng hơn, trẻ được làm ra các sản phẩm từ nguyên vật liệu thiên nhiên: lá cây, cát, sỏi, xốp…