TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ LỚP NHÀ TRẺ SỐ 1 TÀ TÉ TRƯỜNG MẦM NON NONG U

Chủ nhật - 20/11/2022 03:02
G Giáo dục mầm non là công việc chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 6 tuổi. Là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục. Đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Những kỹ năng mà trẻ học được ở trường mầm non sẽ là bước đệm cho việc học tập và thành công của trẻ sau này. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển nguồn năng lực chất lượng cao cho đất nước. Đặc điểm tâm lý trẻ lứa tuổi này là tò mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá. Trẻ bắt đầu quan sát và khám phá các sự vật xung quanh mình bằng cả 5 giác quan. Trẻ ở độ tuổi này bắt đầu hình thành khả năng giao tiếp, trẻ thích được giao tiếp với mọi người. Trẻ hứng thú với việc được quan sát các sự vật hiện tượng diễn ra xung quanh để bắt chước học theo.
ảNH 3
ảNH 3
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ LỚP NHÀ TRẺ SỐ 1 TÀ TÉ TRƯỜNG MẦM NON NONG U
 
         Giáo dục mầm non là công việc chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 6 tuổi. Là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục. Đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Những kỹ năng mà trẻ học được ở trường mầm non sẽ là bước đệm cho việc học tập và thành công của trẻ sau này. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển nguồn năng lực chất lượng cao cho đất nước. Đặc điểm tâm lý trẻ lứa tuổi này là tò mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá. Trẻ bắt đầu quan sát và khám phá các sự vật xung quanh mình bằng cả 5 giác quan. Trẻ ở độ tuổi này bắt đầu hình thành khả năng giao tiếp, trẻ thích được giao tiếp với mọi người. Trẻ hứng thú với việc được quan sát các sự vật hiện tượng diễn ra xung quanh để bắt chước học theo.
       Trẻ độ tuổi nhà trẻ 24-36 tháng bắt đầu hình thành khả năng giao tiếp và rất thích thú được giao tiếp với mọi người. Vì vậy, hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm trong cuộc sống. Qua hoạt động trải nghiệm trẻ được tìm hiểu về một số địa danh của địa phương, một số ngành nghề trong xã hội, một số món ăn..... Từ đó mở rộng thêm hiểu biết của trẻ về xã hội cũng như tình yêu quê hương, đất nước, yêu quý một số ngành nghề, động thực vật, món ăn hàng ngày....
          Nhằm tiếp tục thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc - giáo dục, nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non. Lớp nhà trẻ số 1 Tà Té tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tăng cường hoạt động vui chơi, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá nhằm giáo dục và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ.  Việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường môi trường xã hội, cho trẻ được cảm nhận thông qua thực tế cũng là một thách thức lớn đối với mỗi nhà trường. Trong những năm học gần đây nhà trường đã thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm thông qua chơi ngoài trời như: Làm con trâu bằng lá mít, xếp hột hạt thành hình bông hoa, con vật, xâu vòng hột hạt.....
Ví dụ đối với hoạt động trải nghiệm làm con trâu bắng lá mít: Đầu tiên là khâu chọn lọc lá mít cho trẻ trải nghiệm.
lá mít làm trau
Himhf ảnh chọn lá mít cho trẻ trải nghiệm
Sau đó cho trẻ trải nghiêm theo sự hướng dẫn của cô.
ảNH1
Ảnh cô và trẻ trải nghiệm
ảNH 2
Ảnh cô và trẻ trải nghiệm

Từ đó tạo ra được sản phẩm của cô và trẻ.
Sản phẩm
Sản phẩm tạo thành của cô và trẻ

 Đối với các hoạt động học ở trường mầm non có rất nhiều các hoạt động đa dạng, phong phú, giáo viên cần lựa chọn hoạt động phù hợp với chủ đề cho trẻ trải nghiệm có liên quan đến các hiện tượng  tự nhiên, xã hội, con người....
          Như vậy, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non  một cách linh hoạt phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường, của giáo viên và của trẻ là rất cần thiết,  đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức, các kỹ năng cần thiết cho trẻ. Tất cả mọi hoạt động, sinh hoạt của trẻ trong trường MN đều cần có sự hướng dẫn, tổ chức của người lớn đặc biệt là cô giáo và sự hỗ trợ nhiệt tình của hội phụ huynh các nhóm lớp cũng như của nhà trường.      
 

Tác giả bài viết: Hoàng Thị Thơm

Nguồn tin: Bản tin trường MN Nong U

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay1,004
  • Tháng hiện tại11,996
  • Tổng lượt truy cập781,466
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính