GIỜ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẶT LÁ RỤNG TRÊN SÂN TRƯỜNG CỦA CÁC BÉ MẪU GIÁO GHÉP BÉ 3,4 TUỔI DƯ O.
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú và quan tâm nhất. Đây là hoạt động nhặt lá rụng trên sân trường mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời được nhận thức về thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình.
CÔ VÀ TRẺ TẠI ĐIỂM TRƯỜNG DƯ O CÙNG LAO ĐỘNG, VỆ SINH SÂN TRƯỜNG
Trường học luôn được sạch sẽ sẽ mang lại cho chúng ta, con em chúng ta rất nhiều lợi ích khác nhau: Đảm bảo cho sức khỏe của các em, tránh khỏi mọi tác nhân gây bệnh xung quanh trường học. Thoải mái vui chơi dưới sân trường không lo bụi bẩn. Tinh thần học tập thoải mái để các em học tập, đạt được thành tích học tập.
Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ 24 – 36 tháng tuổi. Chính những hoạt động này tạo nên những biến đổi về chất trong tâm lý trẻ. Và làm cho các họat động khác mang màu sắc của nó. Đối với trẻ mầm non, hoạt động với đồ vật được chơi với đồ dùng đồ chơi là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ.
Giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về đức, trí, lao, thể, mỹ và hoạt động cho trẻ làm quen với chữ toán là một hoạt động vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với toán nhằm giúp trẻ nhận biết con số và có khả năng nhận biết một số biểu tượng toán từ rất sớm song đó chỉ là kết quả của việc “tri giác trực tiếp” của trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày, còn việc hiểu thấu đáo, vững chắc có hệ thống thì chưa có.
Tổ chức rửa tay bằng xà phòng cho trẻ hàng ngày
Có thể nói rằng đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được với cuộc sống của trẻ mầm non. Đồ chơi mầm non nó có tác dụng ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ ở độ tuổi mầm non, vì bất kể một trẻ em ở lứa tuổi mầm non trên thế giới nào đều có nhu cầu chơi những đồ chơi sáng tạo của giáo viên mầm non và rất yêu quý đồ chơi trong lớp mầm non. Những đồ dùng đồ chơi tự tạo sẽ giúp các em tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật và biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt hàng ngày.
Như chúng ta đã biết mỗi ngày đến trường là một ngày vui của trẻ mầm non nói chung và lớp mẫu giáo bé Tìa Mùng nói riêng .Đối với trẻ mỗi ngày được đến trường, đến lớp luôn là niềm vui
Để thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” thì môi trường giáo dục có vai trò hết sức quan trọng tạo nên sự thành công của chuyên đề. Hưởng ứng mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của trường Mầm non Nong U nói chung và các cô giáo điểm trường trung tâm nói riêng đã tích cực tạo môi trường trong và ngoài lớp phong phú, đa dạng hấp dẫn trẻ.
Trường học, lớp học là nơi trẻ học tập và vui chơi. Đây là không gian chung, tập trung nhiều trẻ nên dễ bị mất vệ sinh bởi rác thải, và môi trường xung quanh. Nếu trường học, lớp học mất vệ sinh dễ gây ra bệnh cho số đông trẻ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập.Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến khó lường, một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cho trẻ đó là công tác vệ sịnh trường lớp đảm bảo an toàn, sạch đẹp.
Mỗi độ xuân về, những bông hoa ban của miền núi Tây Bắc lại nở xòe rực rỡ trong ánh nắng ấm áp báo hiệu lễ hội hoa ban sắp đến. Đây là một trong các lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng, thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách thập phương đến với núi rừng Tây Bắc.
CÔ VÀ TRẺ MGG 3+4 TUỔI ĐIỂM TRƯỜNG MẦM NON DƯ O CÙNG CHĂM SÓC VƯỜN RAU CỦA BÉ
TẠI ĐIỂM TRƯỜNG
Thực hiện phong trào vườn rau sạch của bé, cô và các bé lớp MGG 3 + 4 tại điểm trường Dư O, trường Mầm non Noong U đã xây dựng vườn rau của bé tại khuôn viên của điểm trường.
Các bé tự tay gieo hạt, chăm sóc tưới nước, hạt nảy mầm, trẻ rất thích thú khi tự tay trẻ làm những điều đó và trẻ sẽ học được rất nhiều kiến thức về sự phát triển của cây, cây cần gì để lớn lên… Đồng thời trẻ biết tác dụng của cây xanh đối với đời sống con người, qua quá trình chăm sóc cây xanh các bé sẽ cảm nhận được giá trị sức lao động của con người, quý trọng sức lao động và biết yêu lao động ngay từ khi các con ở lứa tuổi mẫu giáo.
Nhằm thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học linh hoạt, an toàn, phù hợp với tình hình mới; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh; đảo đảm có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ sở y tế với cơ sở giáo dục về chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại trường học. Sở Y tế hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Huyện Điện Biên Đông, cụ thể như sau:
CÙNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN TẠI LỚP MẪU GIÁO GHÉP 4, 5 TUỔI – BẢN DƯ O
Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà nó còn chứa đựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo. Trò chơi dân gian không những nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn giúp trẻ hiểu tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước….
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo tới toàn thể giáo viên đưa trò chơi dân gian vào trong các hoạt động học tập, vui chơi, lễ hội của trẻ tại trường, lớp. Nhận biết được tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với trẻ mầm non nên lớp MGG 4, 5 tuổi đểm bản Dư O thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Để xây dưng môi trường trong trường mầm non “ Sáng – xanh – sạch- đẹp An toàn và thân thiện”. Điều đó không thể thiếu được sự nỗ lực của các cô giáo lớp nhà trẻ bản tà té.
Vào chiều thứ sáu hàng tuần cô giáo lớp nhà trẻ bản tà té đã dọn dẹp vệ sinh trong và ngoài lớp học.
Ngoài việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, cô và trò lớp nhà trẻ bản tà té đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết và kĩ năng của trẻ về việc vệ sinh đồ dùng cá nhân cho trẻ. Trong lớp cô lau dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc, quét dọn khu vực các góc chơi và khi lau song cô sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định.
Khi những nhành đào, cành mận thôi khoe sắc cũng là lúc mùa hoa ban Tây Bắc tháng 3 trổ mã trên vùng đất này. Loài hoa mang màu trắng tinh khôi, vừa dịu dàng vừa thuần khiết đã chinh phục trái tim bao lữ khách ghé qua. Hoa ban nở rộ vào dịp tháng 2, tháng 3 dương lịch. Khoảng thời gian này những người yêu thích thiên nhiên thường chuẩn bị cho mình chuyến hành trình mùa xuân lên Tây Bắc đầy thú vị. Không chỉ đến để thưởng thức vẻ đẹp của những loài hoa nơi núi rừng mà còn đến để tận hưởng không gian trong lành, tươi mới của tiết trời mùa xuân và ghi lại khoảnh khắc ấn tượng trong cuộc đời.
Dạo chơi ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp trẻ được hít thở không khí trong lành, được quan sát và ngắm nhìn thế giới xung quanh, mà trẻ hứng thú nhất. Mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ.
Lễ hội hoa Ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường được người Thái ở tây bắc tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Lễ hội thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm, quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc
Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian vừa bổ ích, vừa giúp trẻ phát triển toàn diện
Lễ hội hoa ban là hoạt động thường niên của tỉnh Điện Biên và tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014 gắn với sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Lễ hội do người Thái ở Tây Bắc tổ chức vào dịp tháng 2 Âm lịch hằng năm, khi hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Lễ hội hoa ban của người Thái thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm, quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc…
Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.