TẠO DỰNG MÔI TRƯỜNG AN TOÀN, THÂN THIỆN CHO TRẺ TẠI LỚP MẪU GIÁO BÉ TRUNG TÂM.

Môi trường, trường học an toàn, thân thiện là ở đó trẻ có được an tâm, thoải mái giống như ở nhà. Trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cô giáo giống như người mẹ khi chăm sóc và dạy dỗ trẻ. Hằng ngày, mỗi khi đến lớp, trẻ cảm thấy vui vẻ và hứng khởi, luôn thích đi học.

TẠO DỰNG MÔI TRƯỜNG AN TOÀN, THÂN THIỆN CHO TRẺ TẠI LỚP MẪU GIÁO BÉ TRUNG TÂM.

Ảnh mối trường thân thiện
                                                TẠO DỰNG MÔI TRƯỜNG AN TOÀN, THÂN THIỆN CHO TRẺ TẠI LỚP MẪU GIÁO BÉ TRUNG TÂM.
Một là: Tạo cảm giác an toàn, thân thiện cho trẻ:

Môi trường, trường học an toàn, thân thiện là ở đó trẻ có được an tâm, thoải mái giống như ở nhà. Trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cô giáo giống như người mẹ khi chăm sóc và dạy dỗ trẻ. Hằng ngày, mỗi khi đến lớp, trẻ cảm thấy vui vẻ và hứng khởi, luôn thích đi học.
IMG 20230922 163001
Để tạo ra cảm giác an toàn về tâm lý cho trẻ, trước hết người giáo viên khi đến lớp phải vui vẻ và gần gũi trẻ. Khi giao tiếp với trẻ, cô giáo phải có thái độ ân cần, niềm nở, tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương chăm sóc. Cảm giác an toàn mà cô giáo mang lại sẽ giúp trẻ có tinh thần thoải mái để tiếp thu mọi kiến thức, kỹ năng mà cô giáo mang lại cho trẻ.
Khi giáo viên hiểu được tâm lý của đứa trẻ thì môi trường trong lớp học đối với trẻ không còn xa lạ mà môi trường đó sẽ tạo cho trẻ cảm giác được che chở, bảo vệ giống như chính ngôi nhà của mình. Ở đó không chỉ có những người bạn thân mà còn có cả cô giáo hiểu bản thân trẻ như chính mẹ của trẻ vậy.
Bên cạnh đó, cảm giác được yêu thương chăm sóc còn được tạo nên thông
qua cử chỉ, điệu bộ, cách giao tiếp của giáo viên với trẻ. Tùy thuộc vào tâm lý của mỗi đứa trẻ, giáo viên có cách giao tiếp phù hợp tạo cho trẻ cảm giác cô giáo không chỉ là người dạy trẻ mà còn là một người bạn, người mẹ thứ hai. Từ đó, trẻ luôn có cảm giác được quan tâm, chăm sóc, được yêu thương và hơn hết
trẻ cảm nhận được cảm giác an toàn mà cô giáo mang lại mỗi khi trẻ đến lớp.
IMG 20230922 162936
Ví dụ: Trẻ đến lớp cô giáo đón trẻ với khuôn mặt tươi cười, niềm nở gần gũi, thân thiện với trẻ, cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định và cẩn thận, đóng cửa tủ sau khi lấy và cất đồ dùng, tránh xảy ra tình trạng cửa tủ kẹp vào tay.
Hai là: Xây dựng môi trường trường học, lớp học an toàn:
Cần bố trí các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ.
Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt động phù hợp với lứa tuổi.
Môi trường giáo dục phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong ăn uống.
Các bộ đồ chơi ngoài trời được sắp xếp hợp lý và kiểm tra thường xuyên để loại bỏ các dấu hiệu gây mất an toàn cho trẻ. Sân chơi hay những khu vực trẻ có thể qua lại được đảm bảo an toàn tối đa. Khu vực nguy hiểm gần trường đều gắn biển cảnh báo, có rào chắn, vách ngăn.
Trong lớp học, tôi luôn chú ý sắp xếp môi trường lớp học gọn gàng, thẩm mỹ, khoa học, hạn chế tối đa mọi nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ. Các đồ dùng có thể gây nguy hiểm như: Kéo đều được cất lên cao, ổ cắm điện luôn được bịt kín bằng nút nhựa sau khi sử dụng.
Lớp học có lan can đảm bảo an toàn cho trẻ
IMG 20230208 141353
( Môi trường và đồ dùng đồ chơi trong lớp được sắp xếp gọn gàng )
Ví dụ:
Tôi sưu tầm nguyên vật liệu phế thải để tạo đồ dùng, đồ chơi cho trẻ học tập, những nguyên vật liệu từ những vải vụn để khâu những loại quả và các con vật, những chai lọ làm hình con vật để cho trẻ học tập đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho trẻ.
Như chúng tá đã biết trẻ em vốn rất nhạy cảm với các điều kiện, yếu tố tác động bên ngoài. Tất cả các yếu tố xung quanh đều có thể gây tai nạn thương tích cho trẻ nếu như trẻ không có những kỹ năng nhận biết và phòng tránh.
Trong trường, lớp mầm non, các dấu hiệu có thể gây ra tai nạn thương tích cho trẻ xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Vì thế, cô giáo cần thường xuyên trò chuyện với trẻ để cung cấp và củng cố các kỹ năng nhận biết các dấu hiệu đó. Các tai nạn thương tích thường gặp đối với trẻ trong trường mầm non đó là: Ngã, hóc, sặc, bỏng, điện giật, đuối nước, ngộ độc do hóa chất... Để bao quát hết các trường hợp, tôi đã nghiên cứu, lập kế hoạch để đưa các dấu hiệu nhận biết
 phòng tránh các tainạn thương tích vào các thời điểm trong ngày để dạy trẻ.
 

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
thống kê
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay168
  • Tháng hiện tại19,835
  • Tổng lượt truy cập698,929
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính