Giáo dục lao động là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất của người lao động mới: yêu lao động, quý trọng người lao động; giúp trẻ nắm được một số kĩ năng lao động đơn giản phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị cho trẻ sau này tham gia vào đời sống lao động.
(Trẻ nhặt lá rụng sân trường cùng cô)
Lao động sinh hoạt là hình thức lao động đi vào toàn bộ cuộc sống hằng ngày của trường mẫu giáo. Hình thức lao động này nhằm giữ gìn sự sạch sẽ và ngăn nắp trong lớp và ngoài sân trường, giúp đỡ người lớn tổ chức quá trình sinh hoạt hằng ngày. Lao động sinh hoạt nhằm phục vụ chung cho tập thể, vì vậy có khả năng to lớn để giáo dục thái độ quan tâm đến tập thể, đến các bạn. Hình thành cho trẻ những kĩ xảo sinh hoạt sơ đẳng: giúp đỡ dọn bàn ăn, xếp gọn đồ chơi sau khi chơi, thu dọn lá cây ngoài sân.
(Trẻ biết nhặt lá rụng bỏ vào thùng rác)
Lao động của trẻ mẫu giáo phục tùng các mục đích dạy học và giáo dục. Trong quá trình lao động, lúc đầu, giáo viên phải đặt ra mục đích cho trẻ. Song ở lứa tuổi mẫu giáo lại thường gặp những hành động theo trình tự. Khác với hành động có mục đích, nó có thể được nhắc lại nhiều lần mà không theo đuổi một nhiệm vụ nhất định, trẻ hành động vì thích thú với bản chất quá trình hành động. Tính chất hợp lí của các hành động (có đặc tính hành động với đồ vật) xuất hiện trên cơ sở bắt chước. Ngay từ đầu, sự bắt chước đã mang tính chất trí tuệ “bản thân quá trình bắt chước đòi hỏi phải hiểu rõ ý nghĩa hành động của người khác. Quả vậy, trẻ mà không hiểu thì không thể bắt chước người lớn. Bản thân sự bắt chước là một quá trình phức tạp đòi hỏi phải có sự hiểu biết bước đầu”. Hiểu hành động là một điều kiện của bắt chước, là điều kiện quan trọng đối với hành động định hướng đơn giản đầu tiên.
Nguồn tin: Trường MN Nong U
Ý kiến bạn đọc