NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HỌC ÂM NHẠC CHO TRẺ LỚP MGG BẢN PÁ BAN
Thứ hai - 12/12/2022 15:23
Âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần đối với đời sống con người. Âm nhạc còn phản ánh niềm vui, nỗi buồn, khát vọng ước mơ của mỗi người.
Để thu hút trẻ vào giờ học cô thường xuyên đổi mới các hình thức hoạt động và sử dụng các thủ thuật, lồng ghép các bộ môn phù hợp với bài dạy.
Với phương châm "Học bằng chơi - chơi mà học", một giờ học giáo dục âm nhạc không đơn thuần là dạy trẻ hát, cô hát cháu nghe mà tôi xây dựng theo các cách khác nhau, cô đã thay đổi hình thức khi dạy tiết âm nhạc, kích thích hứng thú, gần gũi với trẻ và quan trọng nhất là trẻ được trải nghiệm.
Cô đã chuẩn bị sân khấu sinh động, dụng cụ âm nhạc tự tạo như đàn, micro cho trẻ hát, mũ hoa, trang phục biểu diễn, bó hoa và những hộp quà xinh xắn…
Ở phần gợi mở, cô đã đơn giản hóa thay đổi cách vào bài gây hứng thú cho trẻ bằng cách giới thiệu chương trình, hội thi, sau đó giới thiệu người dẫn chương trình, ban giám khảo. Tiếp đến là thành phần của các đội chơi khi giới thiệu đến đội nào thì đội đó đứng dậy chào thể hiện sự đoàn kết, và giới thiệu các phần chơi với nội dung ví dụ như: “Tài năng tỏa sáng, giai điệu thân quen, trò chơi âm nhạc” yêu cầu các đội chơi thể hiện tài năng của mình. Cô thấy với hình thức gây hứng thú này trẻ lớp tôi rất sôi nổi, hào hứng, chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để tham gia tiết học mà không bị nhàm chán.
Cô cho trẻ nghe hát thường xuyên tới khi vào tiết chính hầu như trẻ đã thuộc được bài hát đó trẻ chỉ việc thể hiện làm sao cho hay và diễn sao cho thật tự tin, bằng cách tổ chức cho trẻ thi đua nhau giữa các đội chơi, cho từng đội chơi lên biểu diễn xem đội nào hát hay hơn, ca sĩ nào sẽ lên thể hiện tài năng của mình trước hội thi. Khi trẻ đã thuộc bài hát, hát đúng giai điệu rồi thì tôi đổi mới nâng cao kiến thức cho trẻ bằng cách cho trẻ vận động, sử dụng dụng cụ âm nhạc khác nhau để giờ học thêm sinh động và cho bài hát được hay hơn. Bên cạnh đó cô còn chú ý đến một số trẻ nhút nhát, hát chưa rõ lời, còn ngọng, chưa đúng giai điệu bài hát tôi cũng khuyến khích, sửa sai cho trẻ. Từ đó trẻ sẽ hứng thú và phát huy tính tích cực của mình đồng thời tiết dạy của cô cũng đạt hiệu quả cao hơn.
Với hoạt động nghe hát tôi vừa hát vừa dùng những động tác múa minh họa dùng những đạo cụ để diễn minh họa theo nội dung bài hát để cuốn hút trẻ vào ví dụ như nghe hát bài “ Inh lả ơi" dân ca thái, tôi dùng khăn piêu để mô phỏng và biểu diễn cùng, trong quá trình đó cô sẽ xuống với trẻ tạo sự giao lưu giữa cô và trẻ, từ đó trẻ được trải nghiệm cảm nhận giai điệu thì trẻ cũng hưởng ứng cùng với cô trẻ có thể hát theo, nhún nhảy, đung đưa theo bài nghe hát đó.
Phần trò chơi âm nhạc thay vì cho trẻ chơi những trò chơi quen thuộc như: Ai đoán giỏi, tai ai tinh, ai nhanh nhất, thì cô đã lựa chọn những trò chơi âm nhạc vận dụng thẻ EL32 cho trẻ chơi trò chơi “Đóng băng” và chọn một số trò chơi mới lạ như trò chơi ô cửa bí mật, vòng tròn tiết tấu, trẻ luôn thích sự mới lạ nên ở phần trò chơi trẻ lớp tôi rất hào hứng và nhiệt tình tham gia.
Khi kết thúc sẽ có giải thưởng cho đội xuất sắc để kích thích sự hứng thú, tích cực của trẻ.
Ngoài giờ học hoạt động âm nhạc trong chương trình giáo dục ra cô còn lồng ghép âm nhạc trong giờ học khác. Việc tích hợp âm nhạc trong các giờ học cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao được chất lượng âm nhạc của trẻ vì qua việc này trẻ có thể biết được nội dung bài hát đó nói về điều gì, những gì trong cuộc sống liên quan đến bài hát này.Việc tổ chức lồng ghép âm nhạc vào các giờ học khác tạo nên hiệu quả giáo dục một cách tổng hợp, giúp giờ học thêm sinh động hấp dẫn