Giúp trẻ phát triển thông qua hoạt động với đồ vật nhóm trẻ 25 - 36 tháng Dư O

Thứ ba - 20/12/2022 12:25
Giúp trẻ phát triển thông qua hoạt động với đồ vật nhóm trẻ 25 - 36 tháng Dư O
Bước 1: Cung cấp cho trẻ những khái niệm, nhận biết cơ bản:
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển.
Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của nhóm trẻ lứa tuổi 25-36 tháng, đóng vai trò quan trọng trong cho sự phát triển đầu đời của trẻ. Nhờ có hoạt động này mà chức năng của các đồ vật được bộc lộ ra trước đứa trẻ và trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá từ đó nắm được chức năng của đồ vật, phương thức và hành động với đồ vật, chính vì vậy mà quá trình tâm lý của trẻ phát triển đặc biệt là trí tuệ. Khi trẻ lĩnh hội được cách sử dụng đồ vật trong sinh hoạt hằng ngày đồng nghĩa trẻ lĩnh hội được hành vi, quy tắc trong xã hội, hoạt động với đồ vật thúc đẩy tính tích cực hoạt động của trẻ.  
2
2
Giúp trẻ phát triển thông qua hoạt động với đồ vật nhóm trẻ 25 - 36 tháng Dư O
Bước 1: Cung cấp cho trẻ những khái niệm, nhận biết cơ bản:

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển.
Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của nhóm trẻ lứa tuổi 25-36 tháng, đóng vai trò quan trọng trong cho sự phát triển đầu đời của trẻ. Nhờ có hoạt động này mà chức năng của các đồ vật được bộc lộ ra trước đứa trẻ và trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá từ đó nắm được chức năng của đồ vật, phương thức và hành động với đồ vật, chính vì vậy mà quá trình tâm lý của trẻ phát triển đặc biệt là trí tuệ. Khi trẻ lĩnh hội được cách sử dụng đồ vật trong sinh hoạt hằng ngày đồng nghĩa trẻ lĩnh hội được hành vi, quy tắc trong xã hội, hoạt động với đồ vật thúc đẩy tính tích cực hoạt động của trẻ.  
Như khi thực hiện nội dung xếp hình, trẻ tiếp xúc với các đồ vật có các dạng hình học cơ bản như: Vuông, tròn, tam giác, chữ nhật và các biểu tượng mầu sắc khác nhau như xanh, đỏ, vàng, trắng, đen…. Với nội dung này trẻ phải thực hiện nhiệm vụ nhận biết, gọi tên, mầu sắc, hình dạng. Khi đó trẻ sẽ được hình thành các biểu tượng về hình dạng và mầu sắc qua dấu hiệu của đồ vật. Thực hiện nội dung phải thực hiện mang tính tích hợp, bởi vì ở các độ tuổi trước đó trẻ đã được nhận biết và gọi tên từng đặc điểm riêng lẻ của các loại đồ dùng đồ chơi. Vì vậy ở độ tuổi này trẻ phải nhận biết cùng lúc nhiều đặc điểm và các thuộc tính khác nhau của đồ vật mà trẻ sẽ sử dụng.
Khi cho trẻ xếp hình phải cho trẻ được gọi tên loại đồ chơi đó, nhận biết về mầu sắc, hình dạng, kích thước, công dụng, thuộc tính (nhựa, gỗ, mút…) của các khối đó. Đồng thời phát huy khả năng của trẻ trước, sau khi quan sát cho trẻ làm giáo viên sẽ xác định cách củng cố cho trẻ kỹ năng xếp chồng và xếp cạnh nhau, sau đó đặt tên cho sản phẩm mà trẻ xếp: Ngôi nhà, đường tàu, hồ nước….
2

Bước 2. Tiến hành hướng dẫn trẻ hành động với đồ vật:
Tôi  hướng dẫn trẻ hành động với đồ vật để gắn với cuộc sống của trẻ hiệu quả hơn. Đây là loại hành động sử dụng của một đồ vật bất kỳ để tác động lên một đồ vật khác nhằm đem lại một kết quả nhận định rõ ràng về các giác quan. Ban đầu, trẻ sẽ được học những cách sử dụng công cụ sinh hoạt hàng ngày đơn giản nhất như: cốc, thìa, bát, giấy, màu vẽ …. Sau đó, chúng ta cho trẻ nhận biết đến mối quan hệ giữa các công cụ đó chính là cách sử dụng, sắp xếp…
Cụ thể chúng ta đang dạy trẻ dùng bút để tô vẽ nhằm mục đích phát triển kỹ năng, cơ tay, bàn tay, ngón tay, thao tác của trẻ với đồ vật, trẻ sẽ chỉ tập trung hướng đối tượng. Tiếp theo tôi hướng trẻ bắt đầu chú ý tới mối quan hệ giữa đồ vật và mục tiêu mà hành động trên hướng tới như dùng bút in hình, cách cầm hình, giữ hình, cầm bút và in.
6

Sau đó cho trẻ thực hiện lại nhiều lần hành động đó đến khi bàn tay trẻ được kích thích đầy đủ và sử dụng hoàn toàn những chức năng của công cụ thì khi đó trẻ mới thực hiện một hành động thực thụ chủ động.
Các hoạt động chơi là điều kiện giúp trẻ khám phá và hoạt động linh hoạt, ngoài ra còn trong các hoạt động khác gắn với đồ vật cụ thể mà cô phát huy trẻ. Khi trẻ hoạt động với đồ vật trẻ có thể tiếp thu lĩnh hội tri thức bằng tất cả các giác quan khi được hoạt động với đồ vật do vậy chúng ta hãy tận dụng hết khả năng để trẻ có thể được sờ mó, nhìn, ….để cùng lúc có thể phát triển hết khả năng trẻ.
Bước 3. Hướng dẫn trẻ hành động theo chức năng đồ vật có mối liên quan
Với cách thức này trên thực tế chúng ta rất ít làm vì thế nên trẻ bị bó hẹp trong các hoạt động với đồ vật khuôn mẫu. Tôi thực hiện bằng cách đưa nhiều đối tượng vào những mối tương quan nhất định trong một giới hạn cụ thể. Đối với hoạt động này tôi xác định kỹ lưỡng, đảm bảo logic, sáng tạo và đạt được đúng mục đích của hoạt động: Như lắp ráp các đồ chơi, xếp chồng các khối gỗ thành hình tháp, bóp nắn các vật liệu co giãn tạo hình.....
Hoạt động tổ chức giúp trẻ hiểu nguyên tắc cơ bản và cơ chế hoạt động của các đồ vật khác nhau, trẻ còn học được những quy tắc hành vi xã hội quy định, giúp trẻ phát triển tâm lý toàn diện, từ đó phát triển tư duy logic và trí thông minh như khối to xếp dưới, các khối nhỏ dần lên tạo hình tháp, các chất liệu co giãn khi vo vào không nhìn được hình dạng khi thả ra nở thành hình dạng ban đầu.
4

Tác giả bài viết: ly thị giàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
thống kê
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay10
  • Tháng hiện tại6,314
  • Tổng lượt truy cập706,008
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính