TỔ CHỨC CHO TRẺ LỚP MẪU GIÁO NHỠ BẢN TÀ TÉ LÀM QUEN VỚI VIỆC “ĐỌC” SÁCH

Thứ hai - 17/01/2022 10:08
Văn hoá đọc, với tư cách văn hoá hành vi của mỗi cá nhân con người, biểu hiện ở khả năng lựa chọn sách, kỹ năng đọc và lĩnh hội sách cũng như cách thức ứng xử với sách báo, là sự thể hiện rõ ràng nhất đặc điểm tâm lý và nhân cách của mỗi cá nhân, được hình thành từ lứa tuổi ấu thơ và phát triển trong suốt cuộc đời con người.
hình ảnh cô và trẻ đang đọc sách
hình ảnh cô và trẻ đang đọc sách
TỔ CHỨC CHO TRẺ LỚP MẪU GIÁO NHỠ BẢN TÀ TÉ LÀM QUEN VỚI VIỆC “ĐỌC” SÁCH
     Văn hoá đọc, với tư cách văn hoá hành vi của mỗi cá nhân con người, biểu hiện ở khả năng lựa chọn sách, kỹ năng đọc và lĩnh hội sách cũng như cách thức ứng xử với sách báo, là sự thể hiện rõ ràng nhất đặc điểm tâm lý và nhân cách của mỗi cá nhân, được hình thành từ lứa tuổi ấu thơ và phát triển trong suốt cuộc đời con người.
     Đọc sách giúp trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, tăng cường vốn giao tiếp, trau dồi tình yêu thương,… Đây không chỉ là việc làm quan trọng của gia đình mà còn là việc đặc biệt là quan trọng trong các trường mầm non.
     Làm quen với việc đọc sách nhằm góp phần đưa "văn hóa đọc" trở thành thói quen cho các cháu, rèn cách cầm sách, mở sách, kể chuyện theo tranh, rèn cho trẻ biết chọn những loại sách báo có nội dung tốt, tính giáo dục cao phù hợp với lứa tuổi . Đồng thời giúp trẻ học tập những gương tốt việc tốt, các nhân vật sự kiện lịch sử, thế giới tự nhiên khoa học.... để phục vụ tốt trong việc học tập, hình thành nhân cách của trẻ. Qua đó tuyên truyền giáo dục cho trẻ về việc đọc sách cũng như trân trọng giữ gìn và bảo vệ sách. 
     Đọc sách giúp ngôn ngữ linh hoạt, vốn từ phong phú.trẻ sẽ tự tin giao tiếp. Được nghe nhiều về các câu chuyện trong các câu chuyện sẽ khiến trẻ học được các bài học kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống thưc tế. Trẻ chủ động bộc lộ bản thân và nói lên những điều mình nghĩ. Đọc sách giúp trẻ thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi. trẻ hào hứng đón nhận kiến thức mới, mong mỏi được khám phá điều hay. Nếu trể được nghe những câu chuyện phù hợp trong các tình huống cụ thể thì việc lĩnh hội kiến thức và nhận rõ vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn. Ở giai đoạn mầm non, trẻ thường khá hiếu động. Việc đọc sách, nghe đọc sách sẽ khiến trẻ tập trung hơn. Trẻ được rèn luyện tính kỷ luật, tăng cường khả năng ghi nhớ.
     Tạo một không gian lý thú cho trẻ làm quen với sách và việc chuẩn bị cho trẻ đọc sách là một việc làm cần thiết. Thói quen đọc sách ở trẻ không thể xuất phát từ bắt ép hay buộc mà phải xuất phát từ sự thích thú. Các hoạt động ngoại khóa như ngày hội đọc sách cũng góp phần tích cực để hình thành và phát triển văn hóa đọc cho trẻ.    
     Tại lớp mẫu giáo nhỡ bản Tà Té vào các giờ hoạt động chiều cô thường xuyên tổ chức cho trẻ trẻ cùng nhau đọc sách, trẻ rất hứng thú và say mê cùng đọc với cô qua đó trẻ được phát triển ngôn ngữ, hình thành ở trẻ kỹ năng cầm sách mở sách.cũng như tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với cô với các bạn...
     Trên đây là một số hình ảnh cô và trò lớp mầu giáo nhờ Tà Té ngồi đọc sách.
2

3

 
1
 

Tác giả bài viết: Hoàng Thị Thơm

Nguồn tin: Bản tin trường MN Nong U

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay20
  • Tháng hiện tại19,687
  • Tổng lượt truy cập698,781
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính