TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

Thứ bảy - 05/11/2022 10:39
Hiện nay, ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta là tiếng Việt. Vì vậy, việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ, đảm bảo cho các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, để hoàn thành chương trình Giáo dục Mầm non, tạo tiền đề cho việc học tập, lĩnh hội kiến thức của cấp học tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số.
       Để thực hiện có hiệu quả về “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng đân tộc thiểu số”. Lớp mẫu giáo lớn trung Tâm - Trường mầm non Nong U có một số nội dung sau:
        Nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chuyên đề phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, khả năng nhận thức của học sinh
        Đối với giáo viên; căn cứ vào thực tế, số lượng trẻ còn hạn chế tiếng Việt để xem xét thời lượng tăng cường tiếng Việt trong ngày, xây dựng nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ, linh hoạt sử dụng các tình huống dạy trẻ tiếng Việt, đối với trẻ 5 tuổi khi dạy tăng cường tiếng Việt, giáo viên phải chú ý rèn kỹ năng dạy trẻ nói câu đầy đủ từ, đủ câu, chú trọng sửa lỗi cho trẻ ở những từ phát âm khó, sửa tật nói ngọng, rèn cho trẻ tự tin trong giao tiếp tiếng Việt.
       Khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học, sử dụng linh hoạt các tư liệu, hình ảnh để nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt.
       Tổ chức các các hoạt động giáo dục ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo để tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt cho trẻ.
     * Tổ chức môi trường lớp học
     Môi trường lớp học đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học, nó quyết định phần lớn tới chất lượng dạy học của nhóm lớp. Đối với các lớp dạy chương trình tăng cường tiêng Việt  thì việc tạo môi trường lớp học lại càng có ý nghĩa lớn lao hơn đối với trẻ.
2


      + Môi trường trong lớp học
       Môi trường giáo dục được xây dựng phù hợp với nội dung giáo dục của từng độ tuổi, từng chủ đề phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục nói chung và nội dung dạy tăng cường tiếng Việt nói riêng của các lớp.
      Môi trường của các nhóm, lớp phải tạo cho trẻ có nhiều cơ hội học tập và được hoạt động với môi trường tiếng Việt. Ví dụ: Các đồ dùng các nhân của trẻ,các thiết bị trong lớp được dán ký hiệu bằng các chữ cái; các mảng tường có sử dụng đa dạng các kiểu chữ cái; các chữ cái và chữ số treo/ dán trong lớp, tên cây cảnh dạy trẻ vào giờ hoạt động ngoài trời...
     Việc sắp xếp các góc hoạt động trong lớp phải hợp lí, thuận tiện và có đủ không gian cho trẻ  hoạt động , các góc yên tĩnh như góc ( học tập, nghệ thuật) phải xa góc động ( góc xây dựng, góc phân vai). Thường xuyên hay đổi nội dung các góc chơi trong từng chủ đề nhằm tạo sự hứng thú, kích thích trẻ tham gia hoạt động.
      Các nhóm, lớp tạo ra môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt tích cực thông qua nhiều hình thức như: Tổ chức các giờ học tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vào các buổi chiều trong tuần, tổ chức lồng ghép, tích hợp nội dung “Tăng cường tiếng việt cho trẻ” qua các trò chơi ngôn ngữ, các hoạt động giáo dục khác trong ngày, cho trẻ tăng cường sự giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ - trẻ, giữa trẻ - cô và những người xung quanh.
      Riêng đối với lớp mẫu giáo lớn trung Tâm, môi trường tiếng Việt giáo viên phải quan tâm đến tính phù hợp với sự khác biệt về nội dung giáo dục của các độ tuổi, về văn hóa của các dân tộc có trong lớp. Đặc biệt là môi trường giao tiếp tiếng Việt tăng cường sự giao tiếp giữa trẻ các độ tuổi với nhau (cùng độ tuổi, khác độ tuổi) và có sự đan xen về độ tuổi cũng như trình độ tiếng Việt để trẻ có nhiều cơ hội học tập và chia sẻ, không kỳ thị hoặc phân biệt đối xử.
 
4
 
      + Môi trường ngoài lớp học
      Cần chú ý thiết kế xây dựng các góc hoạt động cho trẻ ngoài lớp học,( như góc thiên nhiên, góc vận động..) tận dụng các điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của trường, tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để giao nhiệm vụ cho trẻ, khuyến khích trẻ giao tiếp, tương tác với nhau bằng tiếng Việt.
     Ví dụ: xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ được chơi với cát, nước, chăm sóc cây.. để cho trẻ được chơi theo nhóm và khuyến khích trẻ giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt trong quá trình trẻ chơi.
1
3

Đẩy mạnh việc phối hợp tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt từ ngay trong nhà trường và trong gia đình trẻ, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ, thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt ngay tại gia đình. Đồng thời, có các biện pháp tuyên truyền để khuyến khích cộng đồng nơi trẻ đang sinh sống tăng cường giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt.
 

Tác giả bài viết: LÒ THỊ THEM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay445
  • Tháng hiện tại5,037
  • Tổng lượt truy cập704,731
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính