RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ

Thứ sáu - 04/11/2022 20:41
RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ
Đối với trẻ em, trong quá trình giáo viên giúp trẻ tập trung quan sát cũng sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy. Vậy làm sao để rèn luyện khả năng quan sát cho trẻ hiệu quả?
RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ
RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ
Đối với trẻ em, trong quá trình giáo viên giúp trẻ tập trung quan sát cũng sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy. Vậy làm sao để rèn luyện khả năng quan sát cho trẻ hiệu quả? 
Quan sát là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong công việc cũng như cuộc sống. Các bài học quan sát không chỉ giúp trẻ phát triển tư duy, rèn luyện sự tập trung, mà còn tăng cường sự linh hoạt giữa mắt và tay. Có như vậy trẻ mới có thể phát triển toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và xử lý nhanh một số vấn đề phát sinh.
Quan sát là gì?
Quan sát là khả năng trẻ nhận biết thế giới bằng các giác quan: nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, sờ mó thấy, nội cảm thấy. Rèn luyện năng lực quan sát còn góp phần bổ sung cho 2 kỹ năng nghe, đọc, giúp trẻ tăng thêm vốn sống, vốn hiểu biết, tăng vốn từ, rèn kỹ năng sống cho bản thân.
Vai trò của quan sát
Quan sát là một hoạt động của trí tuệ và diễn ra theo một quá trình, kỹ năng quan sát rất quan trọng đối với con người trong cuộc sống. 
Kỹ năng quan sát giúp trẻ xác định mục đích rõ ràng
Trong thế giới muôn màu có hàng loạt đối tượng khác nhau. Người biết quan sát sẽ không nhìn vào tất cả những đối tượng đó mà phân nhóm chúng vào những chủ đề theo sự quan tâm (mục đích) của mình, đồng thời biết gạt bỏ những chi tiết, đối tượng không liên quan. Như vậy, việc quan sát củng cố trẻ tập trung chú ý hơn, từ đó hình thành thói quen tỉ mỉ, tinh tế, hiệu quả quan sát càng cao.
Kích thích tính tò mò, thích khám phá của trẻ 
Trong quá trình trẻ luyện tập quan sát sự vật, sự việc xung quanh, kỹ năng này sẽ kích thích lòng mong muốn hiểu biết, bồi dưỡng hứng thú tìm tòi cho trẻ, giúp trẻ thấy được ý nghĩa, lợi ích của việc quan sát. Trẻ sẽ cảm nhận việc tìm hiểu thế giới thật thú vị, có ý nghĩa thiết thực và là cách học tập chủ động, không áp lực.
z3854440542816 1a9b9ece7f06097da6797942dc9b5370

Giúp trẻ huy động vốn sống
Hướng dẫn trẻ vận dụng những kinh nghiệm có được trước đây vào quá trình quan sát. Từ đó, trẻ xác định được mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng mà trẻ đã nhận biết trước đó. 
Cùng quan sát với trẻ, cha mẹ khéo léo cung cấp cho trẻ những kiến thức mới về vấn đề trẻ quan tâm, giúp trẻ nâng cao vốn hiểu biết cho bản thân. Mức độ, khả năng quan sát của trẻ còn phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn, vốn hiểu biết của trẻ. Khi quan sát một hiện tượng, trẻ có thể phát hiện được rất nhiều đặc điểm, tìm ra được nhiều điều mới lạ.
Quan sát đúng có thể hỗ trợ khả năng tập trung và phân tích
Không nên cho rằng khả năng tập trung sẽ rất dễ rèn luyện, thực chất nó rất khó bởi xung quanh chúng ta luôn tồn tại nhiều điều chi phối ánh mắt, cảm xúc và suy nghĩ. Nếu trẻ luyện tập được khả năng quan sát chính xác vào sự việc sẽ giúp trẻ càng tập trung hiệu quả hơn. Hơn nữa, trẻ cũng cần được rèn luyện óc phân tích để đánh giá sơ bộ về sự vật, hiện tượng hoặc con người để đưa ra cách ứng xử phù hợp.
z3854440553675 b503ff8ec9c14a7ad2728ceb54b166c4

Kỹ năng quan sát là một phương pháp giúp trẻ phát triển tư duy
Trong quá trình quan sát thế giới xung quanh, trẻ thường có những vướng mắc nên sẽ suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi rất thú vị. Chẳng hạn như “Tại sao con nhện lại không bị dính vào tơ của nó?” hay “Tại sao tảng băng rất nặng nhưng lại nổi được trên mặt nước?”, “Cá có ngủ không?”… Trước những câu hỏi kỳ quặc của trẻ, các bậc cha mẹ nên tìm cách trả lời  hoặc gợi mở thêm để trẻ hứng thú với việc đi tìm lời giải đáp, nhằm thỏa mãn trí tò mò của trẻ. 
 
 

Tác giả bài viết: ly thị giàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
thống kê
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay382
  • Tháng hiện tại1,228
  • Tổng lượt truy cập700,922
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính