Nét đẹp trong phong tục, tập quán văn hóa của người Mông trong hội xuân quý mão năm 2023

Thứ sáu - 03/02/2023 21:38
Nét đẹp trong phong tục, tập quán văn hóa của người Mông trong hội xuân quý mão năm 2023
Mỗi năm một lần, đồng bào dân tộc Mông lại xuống núi tham dự ngày hội mùa Xuân, không gian văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số.
Khi trời mờ sương, trên những đỉnh núi cao, những người dân đồng bào dân tộc Mông. Đến với Hội Xuân, người dân nơi đây mặc bộ quần áo đẹp nhất, đeo những bộ trang sức cầu kỳ nhất.
Hội Xuân còn là dịp để những cặp đôi trai gái tìm gặp nhau và nên duyên cũng như những người yêu nhau không lấy được nhau gặp lại nhau 1 lần trong năm. Đồng bào H'Mông quan niệm, vào lúc này, những mệt mỏi cuộc sống đều được xua tan và "ủa pao" không chỉ là trò chơi mà còn là hoài niệm về tình yêu đôi lứa.
Dân tộc Mông sống chủ yếu ở vùng núi cao. Đồng bào Mông trên cả nước nói chung, quê tôi nói riêng có lối sống giản dị, mộc mạc nhưng bảo lưu được nhiều phong tục, tập quán văn hóa truyền thống độc đáo.

Nét đẹp trong phong tục, tập quán văn hóa của người Mông trong hội xuân quý mão năm 2023

    Mỗi năm một lần, đồng bào dân tộc Mông lại xuống núi tham dự ngày hội mùa Xuân, không gian văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số.

Khi trời mờ sương, trên những đỉnh núi cao, những người dân đồng bào dân tộc Mông. Đến với Hội Xuân, người dân nơi đây mặc bộ quần áo đẹp nhất, đeo những bộ trang sức cầu kỳ nhất. 
      Hội Xuân còn là dịp để những cặp đôi trai gái tìm gặp nhau và nên duyên cũng như những người yêu nhau không lấy được nhau gặp lại nhau 1 lần trong năm. Đồng bào H'Mông quan niệm, vào lúc này, những mệt mỏi cuộc sống đều được xua tan và "ủa pao" không chỉ là trò chơi mà còn là hoài niệm về tình yêu đôi lứa.

Dân tộc Mông sống chủ yếu ở vùng núi cao. Đồng bào Mông trên cả nước nói chung, quê tôi nói riêng có lối sống giản dị, mộc mạc nhưng bảo lưu được nhiều phong tục, tập quán văn hóa truyền thống độc đáo.

        Ở huyện tuần giáo xã quê tôi gồm có những dân tộc: Mông Hoa (Mông Lềnh)  (Mông Đu), Mông Trắng (Mông Đơ) và Mông Si (Mông Đỏ) dân tộc kháng. Trong đó, chú yếu là người HMông chiếm đa số, họ sống trên các triền núi cao, tập trung tại các huyện vùng cao.
Phong tục, tập quán và tín ngưỡng dân gian phong phú
Người Mông ở tuần giáo có tín ngưỡng dân gian vô cùng phong phú và đặc sắc, ngoài thờ cúng tổ tiên,
   Người dân xã lên núi thực hiện Lễ cúng rừng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mông đặc biệt quan trọng. Đồng bào không có bàn thờ tổ tiên riêng mà mỗi khi có lễ cúng tổ tiên, người Mông lập một bàn thờ cúng tổ tiên tại chính giữa ngôi nhà trước bàn thờ thần tài “xử cang”, sau lễ cúng bàn thờ tổ tiên được bỏ đi.
     Cùng với văn hóa phi vật thể, người Mông ở tuần giáo còn có các loại hình văn hóa vật thể cũng rất độc đáo như: ẩm thực; nghề truyền thống...
Lễ hội gắn với nghệ thuật dân gian
     Có thể nói, cuộc sống của người Mông ở nơi đây gắn liền với dân ca, dân vũ, nhạc cụ và các lễ hội mang tính cộng đồng được tổ chức hằng năm. Lễ hội trong năm của đồng bào Mông phải kể tới: Lễ hội “Gào tào” được tổ chức vào dịp Tết truyền thống của người Mông; lễ chọi trâu của cộng đồng bản, diễn ra vào ngày tết; được tổ chức vào dịp đón năm mới.
                                           
FB IMG 1675389634891
Ảnh làm lễ Gào Tào
FB IMG 1675233737388
FB IMG 1675233723304
Ảnh ném pao
FB IMG 1675388896008
Ảnh hát giao duyên
FB IMG 1675389596387
Ảnh đánh tù lô
FB IMG 1675389115203
Ảnh thi bóng đá trong bản
  Vào mùa Xuân, nhất là các dịp Tết người Mông hay trong các lễ cưới truyền thống, đồng bào đều hát dân ca và múa khèn. Nhiều làn điệu dân ca hát ru, hát đối, hát đố, hát giải, dân vũ... phản ánh cuộc sống lao động, chinh phục tự nhiên và mong ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, no đủ. Đặc sắc nhất là loại hát kể chuyện lịch sử dân tộc gọi là hát “Thản chù”; hát “Gầu phềnh” - trai gái hát trong khi chơi ném pao.
     Hát Gầu phềnh thường được diễn xướng vào dịp vui Xuân, đón Tết. Đây là hình thức hát giao duyên với lời ca dí dỏm, tình tứ, giàu tính ước lệ và mang âm điệu miên man, say đắm. Đặc biệt, trong đám cưới. Hát đối đáp trong đám cưới của người Mông luôn thể hiện sự khiêm nhường của cả nhà trai cũng như nhà gái trong cách đối nhân xử thế.
   => Cùng với ca hát, đồng bào Mông ở đây còn có múa khèn rất đặc sắc. Trong hội Gầu tào, múa khèn là nghi lễ mở hội. Ngoài khèn, người Mông còn sử dụng đàn môi, khèn lá, kéo nhị, thổi sáo… Cây khèn luôn là vật bất ly thân với người đàn ông dân tộc Mông. Nhờ cây khèn độc đáo này, người Mông không chỉ thổ lộ tâm tình qua âm điệu du dương, trầm bổng mà còn là đạo cụ sinh động, giàu tạo hình trong những động tác điêu nghệ và mạnh mẽ của vũ điệu "Tha kệnh”. Múa khèn thể hiện tinh thần thượng võ, ý chí kiên cường của người đàn ông miền sơn cước.
 

Tác giả bài viết: mùa thị chá

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay583
  • Tháng hiện tại9,248
  • Tổng lượt truy cập708,942
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính